Thứ 2, 07/10/2024, 09:49 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ô tô nội địa Trung Quốc trước nguy cơ bị 'phá hủy'

Ô tô nội địa Trung Quốc trước nguy cơ bị 'phá hủy'
(Tieudung.vn) - Các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu chính sách liên doanh nước ngoài bị dỡ bỏ.

Các ông lớn trong ngành sản xuất xe hơi của Trung Quốc như SAIC hay Dongfeng có thể mất hàng tỉ USD tiền lợi nhuận nếu chính phủ xóa bỏ các chính sách bảo hộ công ty trong nước và cho phép các công ty nước ngoài hoạt động mà không cần phải hợp tác với bất kì công ty trong nước nào.

Trung Quốc có quy định các công ty sản xuất xe hơi nước ngoài như General Motors, Toyota và Volkswagen phải hợp tác với những công ty nội địa để được quyền bán xe của họ tại lớn nhất thế giới này. Quy định này đã duy trì trong 2 thập kỉ qua, giới hạn vốn đầu tư của các công ty nước ngoài ở mức 50%. Nhờ đó các công ty trong nước phát triển sản xuất và hưởng lợi nhuận từ doanh thu bán hàng của các công ty nước ngoài.

Mô tả ảnh
Triển lãm ôtô Thượng Hải  2017.

Năm 2014, nhờ hợp tác với các công ty nước ngoài mà các công ty nội địa thu về 9,7 tỷ USD, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Tuy nhiên chính phủ có thể sẽ nới lỏng những quy định này nhằm khiến các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả và là phương án phản ứng trước những thay đổi trong chính sách thương mại đang được thúc đẩy bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Những công ty sản xuất xe hơi không đủ sức cạnh tranh sẽ bị đào thải bởi sự thay đổi chính sách này,” ông Cui Dongshu, tổng thư ký của Hiệp hội xe khách Trung Quốc cho hay. “Thay đổi này không chỉ làm tăng sự cạnh tranh với các mối quan hệ hợp tác nước ngoài mà còn giữa các công ty nội địa với nhau”.

Viễn cảnh sau khi xóa bỏ điều luật được nhìn thấy qua cuộc gặp gỡ của các nhà sản xuất tại Thượng Hải trong triển lãm ôtô lớn nhất châu Á diễn ra trong tháng 4 vừa qua tại Trung Quốc. Ford, Hyundai là những nhà sản xuất nước ngoài sẽ trưng bày những mẫu xe cạnh tranh trực tiếp với những mẫu xe nội địa.

Gần một nửa số xe trong số 23,9 triệu xe SUV và xe van loại nhỏ bán ra tại Trung Quốc trong năm vừa qua là của các công ty nội địa lắp ráp. Thị trường phân chia khá đều và ổn định cho các hãng xe Trung Quốc, tăng từ 41% lên 43% trong một thập kỉ qua, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất trong nước.

GM, Volkswagen và Nissan đều xem Trung Quốc là thị trường lớn nhất của họ dựa trên mức độ doanh thu và họ có thể hưởng hơn vài tỷ đô la lợi nhuận nếu họ có nhiều quyền kiểm soát hơn các doanh nghiệp Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc mang về lợi nhuận biên cao hơn so với thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, theo số liệu của Bloomberg Intelligence.

“Nếu cổ phần vốn liên doanh bị dỡ bỏ thì các công ty nội đang hợp tác với những công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh sẽ đối mặt với những nguy cơ lớn hơn, vì các công ty đối tác có thể muốn nhận được phần lợi nhuận lớn hơn”, ông Liu Weidong, phó tổng quản lý của Dongfeng Motor phát biểu tại triển lãm ôtô Thượng Hải 2017.

CEO của Ford, ông Mark Field trả lời Bloomberg Television hôm 10/4, sự thay đổi chính sách là tất yếu và việc mở cửa là hành động cần thiết cho thị trường xe hơi tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Ford hiện đang hợp tác với Chongquing Changan Automobike và Jiangling Motors.

Mô tả ảnh
BYD giới thiệu mẫu concept chạy điện tại Shanghai Auto Show 2017.

Quản lý của Daimler và BMW trả lời tờ Wednesday rằng họ rất vui về hình thức hợp tác mới này.

“Kể cả khi chúng tôi có quyền lựa chọn tự do buôn bán hoặc hợp tác thì vẫn sẽ chọn tiếp tục hợp tác với các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên là hợp tác với mức phần trăm vốn và lợi nhuận khác so với trước đây” CEO của Daimler, ông Dieter Zetsche phát biểu trong buổi phỏng vấn với Bloomberg Television tại triển lãm. Hiện Daimler đang hợp tác với BAIC Motor.

Một vài thay đổi bắt đầu xuất hiện. Từ 1/7, các đại lý có thể bán xe của nhiều hãng khác nhau trong cùng cửa hàng mà không cần nhận giải phóng mặt bằng từ nhà sản xuất. Thêm vào đó, các nhà sản xuất cũng không thể ép các đại lý trưng bày những mẫu xe không phổ biến.

Việc tranh luận về thay đổi hay thậm chí là loại bỏ tỉ lệ phần trăm được nhắc đến gần đây nhất vào năm 2013 bởi một quan chức của bộ Thương mại và ông cũng thông báo rằng các nhà sản xuất nên chuẩn bị cho những động thái thay đổi chính sách sắp tới. Điều này cũng vừa được chủ tịch cơ quan hoạch định kinh tế Trung Quốc nhắc lại vào năm 2016.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã sẵn sàng cho việc thả lỏng chính sách khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm Florida (Mỹ) để dự một hội nghị với tổng thống Trump, theo tin của Bloomberg BNA.

Quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc là một phần trọng yếu trong chiến dịch tranh cử vào Nhà trắng của Trump khi ông cáo buộc quốc gia có những hành vi buôn bán không minh bạch và đe dọa sẽ đánh thuế cho các sản phẩm Trung Quốc lên tới 45%. Ông yêu cầu thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các hình thức “lạm dụng thương mại” đã góp phần vào thâm hụt của Mỹ với các nước ngoài.

Brian Collie, người đứng đầu bộ phận điều hành ôtô tại Boston Consulting Group phát biểu về việc giới hạn vốn liên doanh: “Điều đó hạn chế các công ty có sức cạnh tranh lớn được tự do cạnh tranh tại Trung Quốc. Những yêu cầu tương tự không tồn tại ở đây”.

Một ý kiến tranh luận được đưa ra về việc bỏ quy định bắt buộc liên doanh rằng điều này sẽ buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải cải tiến và phát triển chất lượng sản phẩm của họ. Zhejiang Geely, chủ của Volvo Car Group, là một nhà sản xuất Trung Quốc ủng hộ sự thay đổi chính sách này.

Các nhà sản xuất nội địa vẫn đang đi những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu, ông Wei Jianjun, chủ tịch của Great Wall Motor cho biết. CAAM lặp lại phát biểu của lãnh đạo công ty vào năm 2014 rằng các nhãn hàng nội địa sẽ bị giết từ trong nôi nếu quy định liên doanh bị dỡ bỏ.

Mô tả ảnh
Jeep Yuntu Concept.

Ba tổ chức sản xuất lớn nhất của nhà nước về mức doanh thu gồm SAIC, Dongfeng và Guangzhou Automobike thu về khoảng 7,7 tỷ USD thu nhập ròng trong năm ngoái, gấp gần 4 lần so với lợi nhuận thu về năm 2007, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Tuy nhiên, sự gia tăng này được thúc đẩy chủ yếu nhờ doanh thu kỷ lục của ôtô nước ngoài mang thương hiệu nước ngoài đang hợp tác với họ đến tầng lớp trung lưu. Thương hiệu của họ vẫn còn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc và chủ yếu chiếm thị phần thấp.

Đối với SAIC Thượng Hải, nhà sản xuất đang hợp tác với GM và Volkswagen, trong số 5,67 triệu xe bán ra năm 2016 thì có khoảng 6% xe mang biển hiệu riêng gồm MG và Roewe.

Trung Quốc đang trong quá trình cân bằng lại kinh tế, quy định về bắt buộc liên doanh là một trở ngại đối với một ngành công nghiệp có xu hướng tự định hướng thị trường, ông Jochen Siebert, tổng quản lý của JSC Automotive Consulting cho biết.

Hiện tại, các công ty nước ngoài thường tìm cách giúp đỡ các công ty đối tác nội địa duy trì việc kinh doanh và vận hành dây chuyền lắp ráp. Nếu quy định liên doanh bị dỡ bỏ, mối quan hệ hợp tác sẽ mất vài năm để thống nhất về giá cả và phần trăm vốn, lợi nhuận.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất ôtô thuộc sở hữu của nhà nước có thể nhanh chóng chấm dứt hợp tác để chính quyền có thể sử dụng số tiền thu được vào việc hợp tác đầu tư phát triển các công trình phương tiện giao thông công cộng, ông Siebert cho biết.

“Việc tái cân bằng sẽ dẫn đến một ngành công nghiệp xe hơi lành mạnh và hiệu quả hơn ở Trung Quốc” ông cho biết thêm.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.75379 sec| 822.766 kb