Đường
Trà và đường không nên kết hợp với nhau. |
Trà đắng và có tính hàn, chính vì vậy người uống trà với mục đích là để tận dụng vị đắng để kích thích tiêu hóa, thúc đẩy sự bài tiết tiêu hóa cũng như tăng cường chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, tính hàn của trà có tác dụng làm mát gan, giải độc.
Nhưng nếu sử dụng trà chung với đường thì rất không tốt bởi đường sẽ làm tất cả những công dụng đó gần như biến mất bởi đường sẽ ức chế những công dụng này.
Thuốc tây
Nếu sử dụng thuốc tây cùng với trà thì phản ứng hóa học giữa thuốc và trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc của cơ thể. Nếu dùng thuốc an thần (như phenobarbital và valium) với trà thì caffeine và theophylline trong trà và các chất kích thích khác sẽ chống lại tác dụng an thần của thuốc, làm thuốc mất tác dụng.
Vì vậy, để đảm bảo những tác dụng quan trọng của thuốc cũng như sức khỏe thì tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc tây trong lúc uống trà.
Không uống trà khi ăn thịt dê
Đông y nghiên cứu cho rằng, thịt dê là loại thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều người tìm mua vì nghe nói về công dụng giúp quý ông sung mãn hơn.
Thực tế, những công dụng quý của thịt dê không chỉ là lời đồn mà phần nhiều có những chứng cứ xác thực. Theo đông y, thịt dê có tính nóng, không độc có công dụng làm mạnh dương đạo, ấm trung tiêu, an tâm thần.
Thường xuyên ăn thịt dê có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi ăn thịt dê xong không nên uống trà. Nguyên nhân là vì trong thịt dê có nhiều protein, trong khi trà xanh có chứa axit tannic, chúng phản ứng với nhau tạo thành hợp chất không tiêu hóa được, vừa mất chất dinh dưỡng, vừa gây ra táo bón.
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chất độc sẽ nằm lâu trong ruột, thấm ngược trở lại cơ thể, gây hại đến sức khỏe.
Do vậy, sau khi ăn thịt dê xong không nên lập tức uống trà mà nên đợi từ 2 -3 tiếng sau mới nên uống. Điều này áp dụng cũng tương tự với thịt chó.
Một số thực phẩm có thể kế hợp với trà xanh
Trà và gừng
Công thức: Lá chè 5g, gừng tươi 10 lát.
Cách dùng: Nấu sôi rồi uống sau khi ăn.
Công dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho, chữa các chứng cúm, thương hàn.
Trà và mật ong
Công thức: Lá chè 3g, mật ong 3 ml.
Cách dùng: Dùng nước sôi hãm chè, để nguội rồi cho vào 3 ml mật ong, sau 30 phút uống một lần.
Công dụng: Chống khát, dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan, không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.
Trà và dấm
Công thức: Lá chè 3 g, dấm lâu năm 2 ml.
Cách dùng: Dùng nước sôi hãm trà 5 phút, sau đó đổ dấm vào rồi uống. Mỗi ngày pha uống 3 lần.
Công dụng: Lợi dạ dày, khỏi kiết lị, hóa ứ, giảm đau.
Trà và quả hồng
Công thức: Lá chè 3 g, mứt quả hồng 3 quả, đường phèn 5 g.
Cách dùng: Cho mứt hồng với đường phèn vào nấu nhừ rồi đổ nước trà vào uống.
Công dụng: Thông khí, hóa đờm, ích tỳ, bổ vị (dạ dày), người bị kết hạch trong phổi uống rất tốt.
Trà và cháo
Công thức: Lá chè 6 g, gạo 100 g.
Cách dùng: Cho nước sôi hãm trà. Lấy nước trà này cho vào gạo đã vo sạch để nấu thành cháo ăn.
Công dụng: Hòa vị, tiêu ích (chống chướng bụng), chữa các bệnh đường tiêu hóa bất ổn.