Gây căng thẳng thần kinh, rối loạn, lo âu
Trong cà phê xanh có chứa cafein tương tự như cà phê vì vậy nếu uống quá nhiều cà phê xanh sẽ gây nên hiện tượng thần kinh căng thẳng, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, nhịp tim tăng lên, hồi hộp, bồn chồn…
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh hưởng tiêu hóa
Cà phê xanh ảnh hưởng xấu đến các vấn đề trong dạ dày vì vậy uống nhiều cà phê xanh sẽ gây nên những vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt khi uống cà phê xanh với số lượng lớn thì việc nạp quá nhiều chất caffeine vào cơ thể có thể khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Uống cà phê xanh nhiều bạn sẽ thấy có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh hơn, đó là do axit chlorogen có trong cà phê xanh làm nồng độ homocysteine huyết tương cao bất thường gây nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch.
Rối loạn chảy máu
Theo một số nghiên cứu mới đây thì việc nạp quá nhiều caffeine trong cà phê xanh sẽ khiến cho rối loạn chảy máu tồi tệ hơn.
Bệnh tăng nhãn áp
Trong trường hợp uống quá nhiều caffeine có trong cà phê xanh sẽ làm tăng áp lực bên trong mắt.
Tăng huyết áp
Đồ uống cà phê xanh có thể làm tăng huyết áp của bạn vì vậy các chuyên gia về sức khỏe cũng khuyên người bị cao huyết áp không nên uống cà phê xanh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của xương
Việc sử dụng cà phê xanh trong khoảng thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các hệ xương. Bằng chứng cho thấy khi nghiên cứu trên cơ thể động vật, kéo dài 2 tháng, việc dùng mỗi ngày chiết xuất từ hạt cà phê xanh có xu hướng làm giảm hàm lượng canxi đáng kể trong mô xương của chúng.
Dùng cà phê xanh thế nào cho an toàn?
Cũng như cà phê thông thường, cà phê xanh là thức uống chứa nhiều caffeine. Do đó, khi sử dụng ở lượng trên 400mg, cà phê xanh có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, lo lắng bồn chồn, mất ngủ, nôn mửa, tiêu chảy…
Người mắc bệnh tim mạch được khuyến cáo thận trọng khi sử dụng thức uống chứa caffeine – dù là cà phê xanh hay cà phê đen. Caffeine có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh, chứng rối loạn nhịp tim ở đối tượng này.
Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa cà phê xanh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để đề phòng tác động tới thuốc điều trị (ví dụ như thuốc chống đông máu). Phụ nữ có thai và đang cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng cà phê xanh.
Caffeine trong cà phê xanh có thể làm tăng tốc độ bài tiết canxi qua thận, dẫn đến nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Trong trường hợp này, bạn không nên uống quá 2-3 cốc cà phê mỗi ngày, đồng thời sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi để xương chắc khỏe hơn.