Rau lá xanh
Các loại rau xanh như cải ngọt, cải xoăn, bắp cải là nguồn cung cấp dồi dào carotenoid, sắt, kali, canxi và vitamin. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng chống viêm và chống ôxy hóa, có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, bắp cải có tác dụng thanh nhiệt giải độc và giảm ho, rất thích hợp cho người bệnh bị viêm phổi. Ngoài ra, những người bệnh bị viêm nhiễm cũng có thể dùng nhiều bắp cải cùng chế độ ăn uống hợp lý để làm dịu cơn sốt.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tỏi, nghệ, gừng
Tỏi chứa một chất hoạt tính được gọi là allicin. Chất này chống lại nhiễm khuẩn và giảm viêm cho phổi. Tỏi cũng có thuộc tính chống oxy hóa và giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi toàn bộ cơ thể vì nhiều selen, dự phòng ung thư phổi. Gia vị này cũng tốt cho người bệnh hen và người bị bất cứ bệnh nhiễm trùng phổi nào.
Gừng là loại gia vị rất dễ kết hợp vào bữa ăn để thêm hương vị và tăng cường sức khỏe. Chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi - nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Nghệ giúp giảm viêm phổi vì có đặc tính kháng viêm. Ngoài ra, gia vị này chứa một chất gọi là curcumin giúp loại bỏ những chất sinh ung thư.
Các loại hạt
Bên cạnh nhóm gia vị, các loại hạt cũng tốt cho phổi. Hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, quả óc chó... cung cấp cho cơ thể một lượng lớn khoáng chất và magie - những chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang.
Kết hợp hạt cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mạn tính và cải thiện sức khỏe hô hấp.
Hoa quả
Một số hoa quả tốt cho phổi, tiêu biểu là dâu, bưởi và táo. Quả họ dâu là một trong những loại hoa quả giàu chất chống oxi hóa, có chứa polyphenol anthocyanin,beta-carotene, lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ phổi khỏi ung thư, dịch bệnh và nhiễm trùng.
Bưởi cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin B6, axit folic và magie... mang lại nhiều lợi ích cho lá phổi, giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể. Ngoài ra, bưởi còn có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp cải thiện chức năng phổi cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Táo có một flavonoid chống oxy hóa là quercetin, tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc. Quercetin cũng có trong rượu vang đỏ, trà và hành tây.
Trà xanh
Trà xanh có tác dụng chống ôxy hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại… Ngoài ra, lá trà xanh còn có tác dụng phòng chống các bệnh như ung thư phổi, giảm cholesterol trong máu, phòng viêm khớp, tim mạch, truyền nhiễm… Ngoài ra, uống trà xanh còn giảm 74-80% các gốc tự do phá hủy phổi và các tế bào khác sống lâu hơn, trường thọ và khỏe mạnh.
Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamin tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.