Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do, có chứa nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ.
Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv... Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
Các món gỏi, thịt sống
Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v.
Đây là món ăn lạ miệng, khoái khẩu nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang diễn ra phức tạp như hiện nay và một khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến.
Cách tốt nhất là không nên ăn sống, thực hiện phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo tốt các quy định về an toàn thực phẩm.
Bà bầu không nên ăn gỏi, thịt sống chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm.
Nội tạng
Thịt nội tạng rất giàu dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, vitamin A và đồng - tất cả đều tốt cho phụ nữ mang thau và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khuyến cáo trong thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật (vitamin A được tạo sẵn). Điều này có thể gây ngộ độc vitamin A, cũng như nồng độ đồng cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn thịt nội tạng nhiều hơn một lần trong một tuần.
Caffeine
Caffeine là chất kích thích thấy nhiều trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao. Phụ nữ mang thai được khuyên nên hạn chế lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày, hoặc khoảng 2 cốc cà phê. Caffeine được hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai và thai nhi. Bởi vì trẻ sơ sinh và nhau thai không có enzyme chính cần thiết để chuyển hóa caffeine, nếu nạp caffeine ở mức độ cao có thể dẫn đến tịch tụ. Điều này làm hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh nhẹ cân khi sinh. Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành, như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Các thực phẩm khác không nên ăn như: Rau sống, thực phẩm chưa được rửa sạch, sữa chưa tiệt trùng, rượu...