Thứ 2, 25/11/2024, 04:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tác dụng chữa bệnh không ngờ của muối

Tác dụng chữa bệnh không ngờ của muối
(Tieudung.vn) - Muối không chỉ là gia vị trong thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Muối có vai trò như thế nào với sức khỏe con người?

muối
 

Bên cạnh vai trò là gia vị không thể thiếu trong các , muối còn có trong thành phần các tự nhiên như: hải sản, cá biển, thịt, sữa.... Khi được cung cấp lượng muối hợp lý, cơ thể có thể đảm bảo thăng bằng kiềm toan, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe. Cụ thể, muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh. Trường hợp cơ thể thiếu muối sẽ dẫn đến giảm natri máu, gây phù tay, chân do mất nước tự do. Ngược lại, nếu cơ thể thừa muối có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết áp và thận.

Cơ thể con người cần lượng muối bao nhiêu là phù hợp?

Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai - Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, nhu cầu muối của con người theo từng lứa tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới như sau:

Lượng muối dung nạp vào cơ thể với người trưởng thành khoảng 5g muối/ngày.

Lượng muối cho trẻ nhỏ dưới một tuổi chỉ tối đa dưới 1g muối/ngày. Tuy nhiên bạn không cần bổ sung muối vào thức ăn hàng ngày của trẻ, vì trong các thực phẩm tự nhiên mà bé ăn dặm như thịt, trứng, sữa...đều đã có thành phần natri phù hợp với khuyến cáo của các chuyên gia.

Lượng muối cho trẻ nhỏ từ một đến ba tuổi tiêu thụ tối đa 3g muối/ngày.

Trẻ từ 7 tuổi trở lên có thể dùng tối đa 5g muối.

Với người bệnh mắc các bệnh như tim mạch, thận, tăng huyết áp... lượng muối có thể điều chỉnh giảm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu muối?

Trường hợp trẻ sinh non tháng, chức năng thận non kém, lượng muối nên hạn chế ở mức thấp nhất. Do đó cha mẹ nên cho bé bú hoàn toàn, hoặc lựa chọn những loại sữa công thức có thành phần chất khoáng thấp.

Như vậy, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể là điều cần thiết. Ngoài việc bổ sung hàm lượng muối cho cơ thể theo khuyến cáo của chuyên gia Y tế, cần bổ sung lượng nước phù hợp để điều hòa nội môi cơ thể. Uống nhiều nước là biện pháp giúp đào thải bớt lượng muối dư thừa (nếu có).

Chữa bệnh với muối 

Theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, muối ăn không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc quý được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh. 

Trong y dược học cổ truyền, muối ăn vị mặn, tính hàn, không độc, vào ba kinh thận, tâm và vị, có công dụng, tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, giải độc, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.

Thạc sĩ Toàn các đơn thuốc dùng muối ăn để chữa bệnh như:

- Cổ họng sưng đau dùng muối cả hạt ngậm hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối ngậm và súc miệng nhiều lần.

- Răng lợi sưng đau và răng lung lay dùng muối pha với nước đã đun sôi ngậm nhiều lần trong ngày.

- Đau bụng do lạnh dùng muối rang nóng, bọc vào vải chườm rốn và nơi đau.

- Ho do cảm dùng muối bỏ vào múi chanh rồi ngậm cho tan dần.

- Chảy nhiều nước mắt dùng muối pha với nước đã đun sôi thành dung dịch muối loãng để rửa mắt.

- Bị bầm dập tụ máu dùng muối ăn trộn với một chút dầu khuynh diệp đắp lên tổn thương, mỗi ngày hai lần.

- Bỏng nhiệt dùng một ít muối tinh hòa với dầu vừng bôi lên nốt bỏng tạo cảm giác mát dịu, giảm đau, tiêu sưng khiến tổn thương mau lành, mỗi ngày bôi 2-3 lần.

- Nhức đầu do cảm nắng dùng một ít muối pha với nước thành dung dịch muối nhạt như nước canh, uống dần cho đến hết.

- Chảy máu mũi dùng bông gòn nhúng nước muối nhét vào lỗ mũi, uống thêm một ly nước muối loãng.

- Rụng tóc do nấm tóc và nấm da đầu dùng nước muối gội đầu, xả lại bằng nước sạch, sau một thời gian sẽ đỡ.

- Sáng sớm khi bụng đói uống một ly nước muối loãng ấm, dùng thường xuyên rất tốt cho đường ruột và táo bón kinh niên.

- Ù tai dùng muối rang nóng cho vào túi vải ấp lên quanh vùng tai trong 10 phút, mỗi ngày làm hai lần.

- Hôi nách dùng muối rang nóng cho vào túi vải chà vào nách đến khi nguội, mỗi ngày hai lần.

- Chân tay đau nhức do tê thấp dùng muối ăn xoa xát chỗ đau nhức cho ấm lên, làm trước khi đi ngủ trong 5-10 ngày.

- Ngứa da người già dùng muối ăn có độ mặn cao, giã nhuyễn, xoa xát mỗi ngày một lần trước khi ngủ tối.

- Ngộ độc ăn uống dùng một muỗng canh muối ăn pha trong một ly nước cỡ 100 ml, cho uống 1-2 lần, sau đó ngoái họng cho nôn hết thức ăn trong dạ dày ra, rồi tùy theo mức độ và loại ngộ độc khẩn trương đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục chữa trị.

- Các chứng đau cổ, đau vai, đau lưng, đau thần kinh tọa, dùng muối sao nóng với ngải cứu chườm vào vùng đau 1-2 lần trong ngày

- Mất ngủ dùng nước muối nóng ngâm chân trong 15-20 phút trước khi ngủ vào buổi tối.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.01107 sec| 804 kb