Thực phẩm cay
Các loại gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Socola
Với người bệnh bị viêm loét dạ dày cần tránh xa món ăn này nếu không muốn dạ dày gặp tình trạng khó chịu. Tốt hơn hết bạn nên chữa bệnh khỏi hẳn mới nên thưởng thức hương vị socola.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa chứa nhiều chất béo và những sản phẩm làm từ nguyên liệu này có thể tạo thêm áp lực lên hoạt động của dạ dày, khiến các triệu chứng chuyển biến xấu.
Thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
Các loại thực phẩm ăn vặt như đồ chiên rán, hay các món xào cùng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu….sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày từ đó khiến cho các vết loét trên niêm mạc lan rộng ra xung quanh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm có tính axit
Những người đau dạ dày nên tránh các loại trái cây họ cam quýt. Mặt khác, đau dạ dày cũng là một dấu hiệu chứng tỏ tình trạng loét dạ dày đang nghiêm trọng hơn. Vì thế nếu thường xuyên ăn trái cây có múi và thấy các cơn đau dạ dày xuất hiện thì bạn nên đi gặp bác sỹ để được thăm khám.
Rượu và đồ uống có cồn
Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết loét, tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn, hoặc hạn chế tối đa, bởi các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trầm trọng hơn.
Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày
- Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
- Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
- Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
- Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.