Thứ 6, 22/11/2024, 02:53 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lợi ích tuyệt vời của thực phẩm cay với sức khỏe

Lợi ích tuyệt vời của thực phẩm cay với sức khỏe
(Tieudung.vn) - Những thực phẩm cay nếu ăn đúng cách có thể mang lại sức khỏe tuyệt vời.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Lợi ích tuyệt vời của thực phẩm cay với sức khỏe

Thực phẩm cay ăn đúng cách tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet 

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy có hương vị cay lại có lợi cho việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi có khả năng giảm huyết áp và mức cholesterol, hai yếu tố nguy cơ chính góp phần gây nên bệnh này.

Một nghiên cứu năm 2017 của các nhà khoa học Trung Quốc đã cho thấy rằng thực phẩm cay và ớt có khả năng cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ. Thực phẩm cay làm giảm mức cholesterol "xấu" (LDL) trong cơ thể. Nghiên cứu cũng ghi nhận thực phẩm cay có khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh huyết áp khi ảnh hưởng đến khẩu vị của mỗi cá nhân giúp giảm nhu cầu muối trong bữa ăn hàng ngày.

 

Chống viêm 

Curcumin – một hợp chất có trong củ nghệ - có thể làm giảm viêm trong cơ thể. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, các đặc tính chống viêm của gừng và tỏi đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một loạt các bệnh, như viêm khớp, rối loạn tự miễn dịch, thậm chí cả đau đầu và buồn nôn.

Ăn cay thậm chí có thể giúp chống lại tế bào ung thư 

Capsaicin – một thành phần tích cực của ớt cay – đã được chứng minh là có làm chậm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Một nghiên cứ của UCLA cho thấy, chất này ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở chuột, trong khi không làm hại tới các tế bào khoẻ mạnh.

Thức ăn cay có thể là liều thuốc giảm đau hiệu quả

Nếu bạn đã từng cắn ớt, có thể bạn sẽ biết đến cảm giác bỏng rát sau đó. Khi bạn áp dụng cảm giác này lên các dây thần kinh trên bàn tay và bàn chân, nó có thể khiến các dây thần kinh đó mất cảm giác trong thời gian dài, đồng thời giúp chống lại cơn đau đang diễn ra.

Khi được sử dụng như một loại kem dưỡng da hoặc kem bôi khác, capsaicin gây ra cảm giác hơi nóng, châm chích và ngứa. Tuy nhiên, theo thời gian, các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân của bạn sẽ quen với kem dưỡng da và khả năng giảm đau sẽ thấp hơn. Dựa vào điều này, chúng ta có thể sử dụng hợp chất capsaicin giúp chữa các bệnh như viêm khớp và chấn thương.

Thức ăn cay có thể làm dịu đường ruột và giữ cho nó được khỏe mạnh

Vị giác và đường ruột của cơ thể có thể kết nối nhiều hơn bạn nghĩ. Khi bạn cắn hạt tiêu, capsaicin sẽ gắn vào một thụ thể liên lạc với các tế bào khác. Quá trình truyền tín hiệu đó khiến một dây thần kinh trên lưỡi của bạn ngay lập tức truyền xung điện cho não để truyền thông tin lưỡi đang có cảm giác cay, nóng.

Cũng chính thụ thể đó được tìm thấy trong đường tiêu hóa của cơ thể. Khi capsaicin đi vào đường tiêu hóa của cơ thể và gắn vào thụ thể, nó sẽ tạo ra một chất hóa học gọi là anandamide. Anandamide đã được chứng minh là ít dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong ruột, có thể do các bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn gây ra.

Phản ứng làm dịu đường tiêu hóa của capsaicin cũng có thể giữ cho đường tiêu hoá không có xuất hiện khối u. Nó có thể đặc biệt hiệu quả đối với những người có nguy cơ cao phát triển khối u đường ruột, chẳng hạn như: Những người có gia đình hoặc tiền sử cá nhân bị khối u.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng: Sử dụng thức ăn nhanh như một phương tiện để tiêu thụ ớt đỏ của bạn sẽ đảo ngược nhiều tác dụng có lợi bằng cách thêm chất béo không cần thiết vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng gia vị vì nó có thể làm tăng axit dịch vị, gây ợ chua.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.31583 sec| 787.867 kb