Thứ 6, 19/04/2024, 22:55 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thực phẩm nếu ăn vào khiến bạn hối hận cả đời

Thực phẩm nếu ăn vào khiến bạn hối hận cả đời
(Tieudung.vn) - Cà chua xanh, khoai tây mọc mầm... nếu trong nhà bạn có các loại thực phẩm này thì hãy bỏ ngay vào thùng rác để an toàn cho sức khỏe.

Các loại hạt đắng, đồ ăn mốc

Thực phẩm nếu ăn vào khiến bạn hối hận cả đời

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nếu vô tình ăn phải các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,... có vị đắng, bạn nên lập tức nhổ ra ngay và súc miệng ngay nếu không có thể nhiễm chất độc aflatoxin. Ngoài các hạt đắng, aflatoxin có thể tồn tại trong lạc mốc, ngô mốc, gạo mốc,… 

Aflatoxin đã được xác định là chất gây ung thư loại 1 bởi Viện nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Nó độc hại gấp 68 lần so với asen, chỉ đứng sau botulinum, ăn phải aflatoxin dù chỉ lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư.

Điều đáng sợ hơn nữa là tính ổn định của aflatoxin rất mạnh và rất khó để tiêu diệt nó ở nhiệt độ chung, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn phải sử dụng nhiệt độ 100°C trong 20 giờ khử trùng.

Cà chua xanh

Tương tự như khoai tây mọc mầm, cà chua xanh không chỉ có vị đắng, mà còn chứa solanine.  Hàm lượng solanin trong cà chua xanh dao động từ 9-32mg/100g, trong cà chua chín khoảng 0-0,7mg/100g. Cà chua càng chín thì càng chứa ít solanine.

Khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát. Nếu ăn nhiều có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… và khi cà chua chín thì độc tố này đã bị phân hủy.

nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng solanine trong quá trình chế biến cà chua xanh cho thấy cà chua xanh muối chua ngọt còn khoảng 90% tổng số solanine ban đầu vì solanine không bị hủy trong acid. Cà chua xanh được đem làm mứt còn lại khoảng 45% số lượng solanine ban đầu.

Mía mốc

Mía sau khi thu hoạch nếu không được bảo quản đúng cách thì chắc chắn sẽ xuất hiện nấm mốc. Nấm Arthrinium trong mía bị mốc có thể tạo ra axit 3-nitropropionic và 0,5 gam có thể gây ra phản ứng ngộ độc.

Khoai tây mọc mầm

Trong khoai tây có một chất độc alkaloid tự nhiên - solanine. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng solanine cực kỳ thấp. Nhưng nếu khoai tây mọc mầm thì hàm lượng solanine trong mầm rất cao. Các triệu chứng ngộ độc solanine chủ yếu gồm buồn nôn, tê miệng và lưỡi, tiêu chảy... và nó sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.

Khoai lang đốm đen

Không nên mua và ăn khoai lang có đốm đen. Vi khuẩn đốm đen không dễ bị nhiệt độ cao tiêu diệt, có thể sinh ra chất độc xeton và cồn xeton. Những chất này chủ yếu gây tổn thương cho gan, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và sốt, trường hợp nặng có thể chảy máu và sốc.

Gừng mốc

Gừng để quá lâu dễ bị hư hỏng và mốc, sản sinh ra chất Safrole với hàm lượng cao. Chất này đã được WHO đưa vào danh sách các chất gây ung thư nhóm 2B. Nói chung, trong gừng tươi thì Safrole chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, không gây hại cho cơ thể người. Nhưng một khi gừng bị mốc, thối thì hàm lượng Safrole tăng mạnh, ăn lâu dài sẽ tăng nguy cơ ung thư.

Mộc nhĩ ngâm nhiều ngày

 

Thực phẩm nếu ăn vào khiến bạn hối hận cả đời

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Thông thường chúng ta hay ngâm mộc nhĩ khô vào nước trước khi nấu nướng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý nếu ngâm mộc nhĩ quá lâu, sẽ xảy ra hiện tượng biến chất, sản sinh một loại vi khuẩn là Pseudomonas syringae, loại vi khuẩn này sẽ sản sinh chất độc có tên gọi BA.

“BA” là một chất độc gây tử vong và thậm chí sau khi đun nhiều lần trong nước sôi, chất độc vẫn tồn tại. Thời gian ủ độc của nó lên đến ba ngày. Hầu hết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đột ngột từ nửa ngày đến một ngày. Lúc đầu, sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sau đó xuất hiện sưng gan và thậm chí là hoại tử gan.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.06282 sec| 786.992 kb