Nhai đá
Duy trì nhiều thói quen không đúng cách khiến răng bị tổn thương. Nguồn ảnh: Internet
Nhiều người thường nghĩ rằng đá là vô hại vì thành phần hoàn toàn tự nhiên, không đường và không hóa chất. Tuy nhiên việc nhai đồ cứng và lạnh như đá có thể làm sứt mẻ, thậm chí làm nứt răng của bạn. Thói quen nhai đá cũng làm kích thích các mô mềm bên trong răng, khiến răng bị đau thường xuyên. Thực phẩm quá nóng và quá lạnh sẽ kích hoạt cơn đau nhanh, mạnh hoặc kéo dài. Vì vậy, nếu cảm thấy “buồn miệng” và muốn ăn đá lạnh thì bạn nên chọn kẹo cao su không đường thay thế.
Không đeo bảo hộ miệng khi chơi thể thao
Nên đeo dụng cụ bảo hộ răng miệng khi chơi bóng đá, khúc côn cầu hay bất kỳ môn thể thao tiếp xúc và va chạm nào khác. Nếu không có miếng nhựa đúc bảo vệ hàm trên, răng của bạn có thể bị sứt mẻ, thậm chí bị đánh bật ra khi có tác động mạnh bạo. Bạn có thể mua dụng cụ bảo vệ miệng tự lắp tại cửa hàng thể thao, hoặc nhờ nha sĩ thiết kế một miếng riêng cho bản thân.
Nghiến răng
Nghiến răng có thể làm mòn răng theo thời gian. Nguyên nhân của thói quen này thường là do căng thẳng, stress hoặc hành động vô thức trong khi ngủ, khó kiểm soát. Nên tránh ăn các thực phẩm cứng để giúp giảm đau và hạn chế thiệt hại răng từ thói quen này. Ngoài ra, đeo dụng cụ bảo vệ miệng vào ban đêm có thể ngăn ngừa tổn thương do nghiến răng khi ngủ.
Đánh răng không đúng cách
Tất cả chúng ta đều được dạy về tầm quan trọng của việc đánh răng kỹ lưỡng, nhưng đánh răng quá mạnh hoặc không đúng cách thực sự có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là khi bạn có tuổi. Quá nhiều áp lực, hoặc chải bằng bàn chải đánh răng có lông cứng, có thể gây kích ứng răng và nướu, dẫn đến viêm cũng như tăng độ nhạy cảm của răng. Chuyển sang bàn chải đánh răng lông mềm nhẹ nhàng hơn trên răng của bạn.
Ăn vặt và lạm dụng thực phẩm có nhiều đường
Ăn vặt suốt cả ngày là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, đặc biệt nếu thức ăn bạn chọn có đường hoặc có tính axit cao. Vi khuẩn mảng bám sử dụng đường để tạo thành axit sau đó bám vào và tấn công lớp men bảo vệ trên bề mặt răng của bạn.
Nhiều thức ăn có đường cũng có tính dính, có nghĩa là chúng sẽ lưu lại trên răng lâu hơn và có thể để lại cặn. Tương tự, khi bạn ăn nhẹ các loại thực phẩm có tính axit cao, chẳng hạn như chanh và trái cây họ cam quýt, bạn có thể thấy chúng gây kích ứng bất kỳ vết loét nào trong miệng và chúng cũng có nhiều khả năng ăn mòn men răng của bạn, khiến răng không có lớp phủ bảo vệ.
Để duy trì một răng miệng khỏe mạnh, hãy đảm bảo uống nhiều nước sau khi tiêu thụ thức ăn có đường hoặc axit với nhiều nước để giúp súc miệng và trung hòa các chất axit.