Tuy nhiên, dù các hãng dược đã dự báo mức doanh số bán hàng từ vaccine và thuốc điều trị Covid-19 sẽ giảm gần 2/3 trong năm nay do sự phục hồi của thế giới sau đại dịch và chính phủ Mỹ ngừng mua vaccine, khả năng miễn dịch cộng đồng sẽ được đạt được nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc điều trị Covid-19 giảm xuống.
Các nhà phân tích cho rằng hướng đi mới mà hầu hết các hãng dược đang sản xuất vaccine Covid-19 có thể chọn đó là phát triển các loại thuốc, vaccine điều trị ung thư từ công nghệ mRNA. Mặc dù đã có vaccine để bảo vệ con người khỏi virus HPV gây ung thư cổ tử cung và vaccine chống viêm gan B, các nỗ lực tạo ra vaccine ung thư đã gặp nhiều thất bại trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, giới khoa học hy vọng rằng công nghệ vaccine mRNA có thể dẫn đến một đột phá trong điều trị ung thư.
Các nhà sản xuất thuốc Moderna và Merck đã công bố kết quả thử nghiệm ban đầu khả quan với vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị cho bệnh nhân ung thư da vào tháng 12 năm ngoái. Hiện tại, Moderna cũng đang nghiên cứu sử dụng công nghệ mRNA để sản xuất vaccine và các liệu pháp giúp điều trị và ngăn ngừa khối u ác tính tái phát. Nếu các phương pháp này mang lại hiệu quả, trong hai năm tới có thể trở thành một phương pháp mới giúp cơ thể phòng chống lại bệnh ung thư.
Từ năm 2023 doanh số bán hàng từ vaccine Covid-19 của các hãng dược phẩm giảm 2/3
Chính phủ Anh đã thông báo về việc hợp tác với công ty BioNTech của Đức để thử nghiệm vaccine mRNA điều trị ung thư. Các bệnh nhân sẽ có cơ hội tiếp cận sớm với thử nghiệm các liệu pháp mRNA được cá nhân hóa, bao gồm vaccine ung thư, nhằm kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Vaccine này sẽ được sử dụng cho bệnh nhân ở cả giai đoạn đầu và cuối. BioNTech cũng đã công bố kế hoạch thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Anh để cung cấp khoảng 10.000 liệu pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư từ tháng 9/2023 đến cuối năm 2029.
Sau hơn 50 năm, ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đang phát triển các loại vaccine hiệu quả chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV) - loại virus đã khiến khoảng 90.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Mỹ phải nhập viện từ đầu tháng 10/2022. Một loại kháng thể đơn dòng dành cho trẻ sơ sinh có tên nirsevimab đã được phê duyệt tại châu Âu vào tháng 12/2022 và dự kiến sẽ được FDA chấp thuận vào mùa hè năm 2023 để vô hiệu hóa RSV trong máu.
Các lãnh đạo của Sanofi và AstraZeneca đã từ chối tiết lộ giá của nirsevimab - loại kháng thể đơn dòng hiệu quả chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV) cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, công ty cho biết giá của nó sẽ tương tự với một liệu trình vaccine dành cho trẻ em, trong đó chi phí vaccine đắt nhất được xác định là khoảng 650 USD với 4 mũi ngừa nhiễm trùng phế cầu khuẩn được trả bởi CDC.
Sanofi và AstraZeneca mong muốn nirsevimab sẽ được FDA chấp thuận, CDC khuyến nghị và triển khai trên toàn quốc Mỹ vào mùa thu năm 2023. Bên cạnh đó, Pfizer và GSK đang cạnh tranh sản xuất vaccine truyền thống chống lại RSV và hy vọng sẽ được FDA chấp thuận vào cuối năm 2023. Ban đầu, vaccine của Pfizer sẽ được sử dụng cho phụ nữ mang thai để bảo vệ con khỏi RSV, trong khi vaccine của GSK sẽ được sử dụng cho người già.
Pfizer sẽ giới thiệu tới 19 sản phẩm mới trong năm tới, bao gồm thuốc điều trị viêm loét đại tràng, chứng đau nửa đầu, viêm loét ruột già và các loại khác. Aamir Malik, Giám đốc đổi mới kinh doanh của công ty cho biết, Pfizer đang tìm kiếm cơ hội mở rộng và tìm kiếm các giao dịch để tăng tốc độ tăng trưởng và tăng giá trị về mặt khoa học hoặc thương mại trong nửa sau của thập kỷ.