Dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Việc ăn đá lạnh nghe có vẻ vô hại, nhưng nếu nó trở thành một thói quen mà bạn làm trong vô thức, đó có thể là một dạng của hội chứng pica. Pica là chứng rối loạn khiến bạn thèm ăn những thứ không phải thức ăn, như tóc, keo, đá lạnh, bụi, hay những thứ tệ hơn thế nữa.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Làm nứt men răng
Theo báo cáo khoa học được đăng trên báo The Washington Post, việc nhai đá có thể gây ra các vết nứt trên men răng. Những vết nứt này có thể lan rộng và cuối cùng làm gãy răng. Bên cạnh đó, thói quen này cũng có thể khiến những chiếc răng dễ bị tổn thương bị mẻ hoặc gãy. Nếu nghiêm trọng, bạn thậm chí có thể phải dùng liệu pháp tủy răng để điều trị.
Bà Holly Shaw – một chuyên gia tại Đại học Y khoa Răng miệng Columbia (Mỹ) – giải thích: “Dù men răng là một trong những chất cứng nhất trong cơ thể người, nhưng nó vẫn có thể bị hư hại khi liên tục tiếp xúc với những vật cứng, và đá chắc chắn thuộc loại này."
Khiến răng nhạy cảm
Nhai đá lạnh còn khiến răng bị nứt mẻ, gây sâu răng và sưng đau cơ hàm. Chuyên gia cũng cảnh báo rằng nhai đá lạnh có thể khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Gây nhiễm trùng nướu
Khi nhai đá lạnh, nướu của bạn rất dễ bị tổn thương do các cạnh cứng và sắc của đá, dẫn đến viêm nướu hoặc nhiễm khuẩn nướu. Thay vì nhai đá, bạn nên ngậm cho đá tan dần hoặc nhai những thực phẩm mềm như kẹo cao su không đường.
Tăng nguy cơ phì đại, suy tim
Nhai đá lạnh có thể là biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bị thiếu máu thường có nguy cơ cao mắc phì đại tim, suy tim. Nguy cơ này càng cao hơn nếu tình trạng nhai đá lạnh diễn ra thường xuyên khiến hệ tim mạch bị kích thích.
Nguy cơ mắc bệnh đường ruột và hô hấp
Đá lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý đường hô hấp. Vùng cổ họng tiếp xúc nhiều với nước lạnh có nguy cơ bị viêm nhiễm cao, tạo đờm khó chịu. Bên cạnh đó, hệ thống đường ruột cũng bị ảnh hưởng. Khi thường xuyên nhai đá lạnh có biểu hiện khó tiêu, ợ hơi, thậm chí là nhiễm khuẩn đường ruột.