Gạt bỏ nước cơm
Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ vô tình làm mất đi một lượng vitamin B và các chất dinh dưỡng khác.Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Nấu cơm bằng nước lạnh
Nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen nhiều người thường làm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu nấu bằng nước sôi hoặc nước ấm sẽ giúp hạt gạo chín nhanh, lượng dinh dưỡng cũng ít bị mất đi mà lại tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Không rửa sạch tay trước khi vo gạo
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hằng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.
Mở vung ngay khi nồi cơm điện nhảy sang chế độ hâm nóng
Thông thường khi nấu bằng nồi cơm điện nó sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 – 10 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng rồi mới đảo vung, xới cơm.
Để cơm chín quá lâu mới sử dụng
Dù bạn nấu bằng nồi điện hay nồi ga, nồi từ thì cũng nên ăn cơm ngay sau khi cơm chín. Khi nồi cơm bật nút ủ được khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng luôn. Nếu để quá lâu, cơm sẽ bị ôi khô và không được tơi xốp, ngọt như khi vừa nấu xong.
Lưu ý: Bên cạnh những mẹo nhỏ trên, để gia đình luôn có những bữa cơm ngon thì bạn cần phải biết cách bảo quản gạo. Do gạo không ưa nước, dễ ẩm mốc nên bạn cần phải tích trữ gạo trong các lọ có nắp đậy kín, để nơi khô thoáng trong tủ bếp hoặc kệ bếp. Không được để gạo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao vì những yếu tố này sẽ làm giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của gạo.