Thứ 6, 19/04/2024, 23:55 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim bạn phải nhớ

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim bạn phải nhớ
(Tieudung.vn) - Bạn hãy ghi nhớ những dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim dưới đây để đi khám kịp thời.

Suy tim là gì?

suy tim
Suy tim là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

Suy tim, đôi khi được gọi là suy tim sung huyết, xảy ra khi cơ tim không bơm máu. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là động mạch trong tim bị hẹp (bệnh động mạch vành) hoặc huyết áp cao, dần dần khiến tim quá yếu hoặc quá cứng để có thể lấp đầy và bơm máu hiệu quả.

Không phải tất cả các tình trạng dẫn đến căn bệnh này có thể chữa khỏi, nhưng các phương pháp điều trị sẽ cải thiện dấu hiệu và triệu chứng, giúp bạn sống lâu hơn.

Thay đổi lối sống – chẳng hạn như luyện tập thể dục, giảm natri trong chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và – có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Dấu hiệu suy tim

Khó thở

Suy tim ứ huyết là một tình trạng trong đó tim bơm máu không hiệu quả và máu chảy ra từ tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể nhận ra là bạn đang bị hụt hơi khi làm những việc bình thường hàng ngày hoặc những việc vặt. Theo Gregg Fonarow, người phát ngôn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bác sĩ tim mạch và đồng chủ tịch của khoa tim mạch của UCLA: "Khi trái tim bị suy yếu, máu tràn vào phổi làm cho khó thở...đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị suy tim".

Giày của bạn không vừa

Sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô của cơ thể, được gọi là phù nề, gây ra sưng tấy và phổ biến nhất ở chân. Tiến sĩ Fonarow nói: "Mọi người có thể cảm thấy đôi giày của họ chặt hơn hoặc đôi tất tạo tạo đường hằn sâu trên mắt cá chân".

Bạn đang ho và khò khè

Tiến sĩ Fonarow cho biết việc tích tụ chất lỏng cũng có thể làm ho. Ông giải thích: "Do triệu chứng này dễ dẫn đến chẩn đoán sai lầm như hen hay viêm phế quản nên chứng suy tim có thể nặng hơn. Ho nặng hơn vào ban đêm và khi nằm xuống có thể là dấu hiệu của chứng phù phổi cấp tính".

Tim của bạn phải làm việc nhiều hơn

Tiến sĩ Fonarow cho biết: "Nếu một số người kiểm tra nhịp tim, thấy nhịp tim tăng lên thì có thể họ bị sưng tim. Đó là vì trái tim đang làm việc chăm chỉ hơn để bù đắp cho khả năng bơm máu đang giảm"..

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.06647 sec| 770.734 kb