Thứ 2, 25/11/2024, 07:03 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những người tuyệt đối không nên ăn quả nhót

Những người tuyệt đối không nên ăn quả nhót
(Tieudung.vn) - Quả nhót được rất nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại quả này.

Bên ngoài quả nhót luôn có một lớp phấn bao phủ, có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho, viêm họng khi ăn phải, vì những hạt phấn này rất cứng. Tuy nhiên, nếu ăn trung bình mỗi ngày 5-6 quả nhót xanh, nạo bỏ phấn trắng bên ngoài thì không có vấn đề gì (đối với người bình thường).

quả nhót
 Nhiều người không nên ăn quả nhót.

Mùa nhót chín vào khoảng giữa tháng 3 đến đầu tháng tư dương lịch, biết tận dụng mùa nhót để chữa nhiều bệnh thường gặp thì bạn sẽ không còn phải lo ngại đến những vấn đề trên.

Nhót có vị chua, chát nhưng lại không độc và trung tính, do đó có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh. Quả nhót thường được sử dụng để trị bệnh ho, hen, khó thở. Bạn có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột để uống hàng ngày.

Những lợi ích bất ngờ từ nhót

Quả nhót rất bổ dưỡng cho con người. Vitamin và khoáng chất cao trong loại quả này giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Các axit béo thiết yếu cũng làm cho chúng có tính bổ dưỡng cao.

Ngoài ra, quả nhót còn có khả năng giảm cholesterol, giúp tránh được các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, nhót được cho là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, vitamin E, giàu các khoáng chất và axit béo cần thiết vừa giúp đẹp da lại sáng mắt. 

Chất lycopene của nhót là cao nhất so với bất kỳ loại hoa quả nào và được sử dụng để phòng ngừa bệnh tim, ung thư và điều trị ung thư.

Đôi khi quả nhót được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy, trị lỵ trực khuẩn và viêm đại tràng mãn tính bằng cách lấy lá nhót sao khô rồi pha nước. Lá cây nhót cũng có thể sử dụng để chữa ho. Lấy 16g lá nhót và 12g lá táo ta (táo chua) rồi đem sao vàng; thêm hạt cải củ, hạt cải bẹ mỗi thứ 6g rồi cũng đem sao vàng, giã giập. Cho hạt cải củ, cải bẹ vào miếng vải sạch đem sắc nước cùng với lá táo và lá nhót. Lấy nước đó uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm. 

Còn rễ cây nhót cũng có thể sử dụng là một phương thuốc chữa ngứa hiệu quả.

Những người không nên ăn nhót 

Trẻ nhỏ

Loại quả này không phù hợp với bé dưới một tuổi, những trẻ lớn hơn cũng cần hạn chế vì dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót.

Người bị viêm loét dạ dày

Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Những người bị hội chứng ruột kích thích (bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,...) cũng nên kiêng nhót.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.17355 sec| 788.086 kb