Thứ 7, 20/04/2024, 21:47 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ
(Tieudung.vn) - Sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài vì căn bệnh đột quỵ đã để lại không ít nỗi bàng hoàng cho nhiều người. Một lần nữa, căn bệnh đột quỵ lại trở thành tâm điểm lo lắng hiện tại của xã hội.

Đột quỵ làm gì?

Đột quỵ là do một vùng não bị mất oxygen đột ngột do mạch máu bị ngưng tuần hoàn.

Có 02 nguyên nhân chính gây ra đột quỵ:

Một là, do nghẽn mạch máu, chiếm phần lớn (85-90%).

Hai là, do vỡ mạch máu, chiếm ít hơn (dưới 10%).

Có loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua).

Đột quỵ là một quá trình phát triển bệnh từ từ, không có triệu chứng, đến một giai đoạn nhất định thì bùng phát như giọt nước tràn ly.

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Hai nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Với đột quỵ do nghẽn mạch máu thì quá trình này bắt đầu từ cao huyết áp không kiểm soát, cao mỡ, tiểu đường, và các yếu tố viêm như hút thuốc lá khiến mạch máu dần dần bị nghẹt. Với trường hợp vỡ mạch máu cũng vậy, thường bắt đầu bằng cao huyết áp không kiểm soát, dẫn đến xơ vữa cứng động mạch làm dễ vỡ khi áp lực trong mạch máu quá lớn.

Đột quỵ do vỡ túi phình mạch máu não

Loại đột quỵ vỡ mạch máu do túi phình là loại nguy hiểm hơn do vỡ mạch máu dạng này thường lớn, tổn thương nhiều hay toàn bộ vùng não, và khó can thiệp. Vỡ túi phình thường dẫn đến xuất huyết dưới màng nhện khiến cho phần không gian dưới nhện, là nơi dịch não tủy lưu thông, bị nghẽn, khiến cho bệnh nhân bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong rất nhanh.

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Vỡ túi phình thường dẫn đến xuất huyết dưới màng nhện.

Túi phình là giãn nở một đoạn của động mạch khiến cho thành mạch vùng này mỏng hơn so với chỗ khác (tương tự như phù ruột xe đạp). Thường túi phình phát triển chỗ nhánh rẽ của động mạch do thành mạch nơi này thường mỏng hơn so với chỗ khác.

Túi phình trong não có nhiều kích cỡ khác nhau, từ vài milimet đến vài cm. Khoảng 6.5 triệu người Mỹ có túi phình trong não (1 trong 50 người), nữ có nhiều hơn nam, và túi phình thường xuất hiện trong khoảng tuổi 35 đến 60, phần lớn túi phình phát triển sau 40 tuổi. Phụ nữ, nhất là sau 55 tuổi, có rủi ro vỡ túi phình gấp 1.5 lần so với nam.

Ước tính khoảng 50-80% túi phình cỡ nhỏ không bị vỡ. Kích cỡ túi phình trên 2.5 cm là nguy hiểm do khả năng vỡ cao và khó chữa.

Dấu hiệu của đột quỵ

Mọi người cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 - 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T

- Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi-má mờ

- Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Không thể cầm, nắm, đi lại

- Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ ... như bình thường trước đó.

- Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Các triệu chứng và dấu hiệu cảnh cáo bệnh đột quỵt (FAST).

Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ đột quỵ?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ điển hình phải kể đến cholesterol cao và thừa cân:

- Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp.

- Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp.

- Sử dụng rượu nhiều (đặc biệt là uống quá độ); cocain và methamphetamin; tăng lượng hồng cầu; thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon với estrogen.

- Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Do đó, cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Các yếu tố dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ.

Xử lý đúng cách khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Những điều nên làm khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ.

Những điều cần tránh khi gặp bệnh nhân đột quỵ:

- Không được tự ý điều trị như bấm huyệt, châm cứu, đánh gió… vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

- Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược.

- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120mmHg và - không dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.68302 sec| 792.328 kb