Thứ 3, 17/09/2024, 13:06 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người tiểu đường ăn trái cây thế nào để không tăng đường huyết?

Người tiểu đường ăn trái cây thế nào để không tăng đường huyết?
(Tieudung.vn) - Để không tăng đường huyết người tiểu đường cần chú ý ăn trái cây sao cho đúng cách.

Ăn vừa phải

Người tiểu đường ăn trái cây thế nào để không tăng đường huyết?

Người tiểu đường cần ăn trái cây đúng cách để không tăng đường huyết. Nguồn ảnh: Internet 

Chúng ta không nên ăn quá nhiều trái cây trong một ngày, tốt nhất nên khống chế khoảng 200 gam, có thể chia thành nhiều phần nhỏ để ăn.

Ví dụ, nếu bạn ăn táo, bạn có thể chia táo thành 2-3 phần, ăn vào các thời điểm khác nhau, có thể giảm tác động đến lượng đường trong máu và bổ sung các chất có lợi trong trái cây.

Chọn thời điểm thích hợp

Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là trước bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn, chẳng hạn như 10 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ, điều này có thể bổ sung chất xơ tốt hơn và tạo cảm giác no nhất định.

Điều này có thể giúp những người mắc kiểm soát lượng thức ăn của họ và cũng sẽ hữu ích hơn để ổn định lượng đường trong máu.

Lựa chọn hoa quả một cách hợp lý cho khẩu phần ăn   

Chỉ số đường huyết được gọi là GI. Chỉ số này được coi là thấp nếu nằm trong khoảng từ 0 - 55, còn trên 70 là cao. Hiện nay người ta lại thường sử dụng GL để tính toán tải trọng đường huyết có trong thực phẩm, giúp xác định được hàm lượng đường cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta tiêu thụ những thực phẩm đó.

Cách tính tải trọng đường huyết: lấy chỉ số GI nhân với lượng Carb của 1 khẩu phần ăn có trong thực phẩm đó và chia cho 100. Nếu tải trọng đường huyết trong thực phẩm nhỏ hơn 10  thì đó là thấp, cao là từ 10 trở lên.

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, không nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp nhưng tải trọng đường huyết GL lại cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp có những loại thức ăn chỉ số GI cao, GL thấp (tính trong 100g) thì bệnh nhân tiểu đường vẫn ăn được, nhưng cần hạn chế.

Nhìn chung, trái cây có ích rất nhiều khi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể hấp thụ đường một cách từ từ và cảm thấy no. Việc ăn đủ chất xơ có ý nghĩa lớn trong việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nguy cơ béo phì, đột quỵ và đau tim. Các chuyên gia cũng khuyến khích nên ăn trái cây kết hợp cùng chất xơ trong thực đơn ăn uống thay vì uống nhiều nước ép trái cây. 

Hạn chế sinh tố nước ép trái cây 

Hạn chế sử dụng sinh tố, nước ép trái cây vì ⅓ - ½ cốc nước ép đã chứa 15gr Carb. Do là dạng lỏng nên cơ thể sẽ hấp thụ đường nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10373 sec| 786.156 kb