Thức ăn chứa đạm
Đạm sẽ cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể bệnh nhân ung thư. Đồng thời bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể vì ở những bệnh nhân ung thư cần tiêu hao rất nhiều năng lượng. Bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm giàu đạm từ các loại thịt màu trắng như thịt gà hay thịt đỏ với thịt bò, thịt lợn...
Bệnh nhân cần chú ý đa dạng thực đơn để tránh tình trạng chán ăn và tăng cảm giác ngon miệng. Đồng thời cần chú ý cân đối việc nạp những thức ăn chứa nhiều đạm từ động vật và thực vật. Nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng dư nạp thừa đạm.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thức ăn chứa chất xơ
Cung cấp chất xơ cho cơ thể sẽ giúp bệnh nhân đang hóa trị ung thư hạn chế được tình trạng táo bón, một trong những tác dụng phụ thường gặp do hóa trị bệnh gây ra. Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, bệnh nhân nên chọn những thực phẩm như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan...
Quả mọng
Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu ung thư sẽ khiến cho bệnh nhân giảm tiết nước bọt và gây khô miệng. Những loại quả mọng nước, nhất là cam sẽ giúp hạn chế tình trạng này hiệu quả.
Bệnh nhân nên bổ sung nước ép cam mỗi ngày hoặc có thể thay thế bằng một số loại quả như bưởi, quýt, chanh... nếu không có những tổn thương ở miệng, yết hầu hay họng.
Thức ăn chứa tinh bột
Một trong những tác dụng phụ khác của hóa trị ung thư đó là nhiều bệnh nhân gặp vấn đề tiêu chảy. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên bổ sung những thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch hay khoai lang, khoai tây...Tránh thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Hành, tỏi
Những loại thức ăn này không chỉ có chất chống oxy hóa cao mà còn chứa các thành phần kháng khuẩn tốt. Các thành phần này được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời có khả năng cải thiện một số viêm nhiễm, tổn thương trên cơ thể, góp phần ức chế sự phát triển của một số loại ung thư. Người bệnh có thể sử dụng tỏi, hành để làm gia vị cho các món ăn.
Mẹo ăn uống giúp giảm cảm giác khó chịu khi điều trị ung thư
Để giảm những triệu chứng khó chịu, giúp ăn uống tốt hơn khi điều trị ung thư, người bệnh nên:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì cố ăn thành 3 bữa chính. Nên đặt mục tiêu là 6 bữa để đảm bảo lượng thức ăn cộng lại cung cấp đủ lượng calo cơ thể cần.
- Nếu cảm thấy khó ăn thịt, người bệnh nên bổ sung protein từ các thực phẩm khác như: cá, trứng, phô mai, các loại đậu, quả hạch, đậu phụ…
- Nếu cảm thấy có vị kim loại trong miệng, hãy thử ngậm bạc hà hoặc chanh, nhai kẹo cao su hoặc ăn trái cây tươi. Thử đánh răng hoặc súc miệng trước khi ăn.
- Nếu bị lở miệng hoặc nhiễm trùng nướu, nên sử dụng máy xay nghiền nhỏ thức ăn. Uống nước ép trái cây hoặc làm sinh tố. Tránh dùng thực phẩm chứa nhiều acid như chanh hay các loại trái cây họ cam quýt hoặc đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu. Uống nhiều nước giúp cung cấp độ ẩm và giúp làm dịu cơn đau miệng
- Nếu nước không ngon, hãy bổ sung thêm chất lỏng vào thức ăn và đồ uống khác như ăn súp, uống trà, sữa, nước ép trái cây…