Miếng silicone lót giày
Đi giày cao gót thường xuyên rất dễ bị đau chân. Nguồn ảnh: Internet
Độ êm, mềm của silicone sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi mang giày. Bạn có thể mua loại lót silicone dài bằng cả bàn chân, hoặc loại miếng ngắn - đặt dưới gót hay ngón chân - tùy theo nhu cầu sử dụng.
Phấn rôm
Loại phấn bột đa năng này có tác dụng làm giảm ma sát giữa bàn chân và giày. Bạn chỉ cần rắc chút phấn vào trong giày trước khi xỏ chân.
Lưu ý: Khi áp dụng cách này, bàn chân phải thật khô ráo.
Dùng tất dày và máy sấy khi đi giày cao gót
Mua giày đúng size là điều căn bản của mua sắm. Tuy nhiên, nếu bạn có lỡ sở hữu một đôi giày hơi kích chân nhưng rất đẹp? Khoan vội bỏ đi, nhất là với giày da, Elly mách bạn một mẹo nhỏ: Bạn hãy đi một đôi tất, sau đó xỏ chân vào đôi giày chật từ 1-2 phút. Tiếp theo, bạn cởi giày rồi sử dụng máy sấy sấy đều quanh những vùng bên trong đôi giày và để nguội. Nhiệt độ cao cùng với việc bạn đã đi tất xỏ vào giày trước đó sẽ giúp phần da giày được nới ra 1 chút. Bạn sẽ thấy đôi giày chật bỗng vừa hơn, đi đỡ đau chân hơn. Lưu ý, cách đi giày cao gót không bị đau chân nhờ nới giày này chỉ nên áp dụng 1-2 lần với giày da. Không nên lạm dụng vì da giày sẽ bị bong tróc, cách này không tác dụng với các chất liệu khác.
Dùng lăn khử mùi khi đi giày cao gót
Giống như phấn rôm, trong thành phần của lăn khử mùi cũng có chứa bột Talc.Khi diện một đôi giày nữ mới, nếu không có phấn rôm, bạn có thể sử dụng lăn khử mùi xoa lên gót chân, mũi chân để giảm lực ma sát khi vận động.
Tác dụng khử mùi vượt trội được cam kết bởi các nhà sản xuất cũng giúp chân bạn tiết ra ít mồ hôi hơn.Để tăng hiệu quả giảm chà xát, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho chân trước khi lăn khử mùi.
Ngâm chân vào nước nóng
Bạn nên cho thêm một vài giọt tinh dầu hoặc muối khoáng vào nước rồi chân ngâm trong nước trong ít nhất 20 phút. Nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn ra và làm cho máu lưu thông tới chân dễ dàng hơn.