Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Bạn cần thận trọng bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguồn ảnh: Internet
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
Vì sao mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ
Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Song trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.
Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ có di truyền không?
PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ đái tháo đường thai kì là một yếu tố mà khi người phụ nữ mang thai có đường huyết tăng cao. Đây là một bệnh không lây nhiễm chứ không phải người mẹ bị đái tháo đường thì con cũng bị do đường chạy qua nhau thai sang con.
Mặc dù tiểu đường không phải là bệnh lây truyền từ mẹ sang con qua máu hay nhau thai nhưng có hai lưu ý mà người mẹ bị tiểu đường cần chú ý:
Thứ nhất, đường huyết cao trong thai kỳ có thể khiến em bé phát triển quá mức hoặc có dị tật. Vì vậy trước khi mang thai và trong khi mang thai, bạn đều cần kiểm soát tốt đường huyết.
Thứ 2, mặc dù không lây lan nhưng bệnh tiểu đường có thể di truyền. Mẹ bị bệnh tiểu đường khi sinh con thì con sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Tỷ lệ này rơi vào khoảng 4% với tiểu đường type 1 và 30% với tiểu đường type 2.