Thứ 6, 22/11/2024, 14:31 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
(Tieudung.vn) - Luôn ghi nhớ những điều dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Lưu ý có nguy cơ cao gây ngộ độc

Lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Cần chú ý lựa chọn thực phẩm để tránh bị ngộ độc. Nguồn ảnh: Internet 

Bạn nên lưu ý một số loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và khiến người dùng bị ngộ độc sau đây:

Hải sản

Rau và hoa quả tươi

Trứng, sữa chưa tiệt trùng

Thịt tươi sống có nguồn gốc động vật

Các loại phô mai mềm và các loại phô mai chưa tiệt trùng

Thịt tươi sống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Theo CDC (Hoa Kỳ), đa số các loại thịt gia cầm có chứa một số vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella, Clostridium perfringens. Thịt tươi sống như , thịt bò cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, E. coli, Yersinia và các loại vi khuẩn khác.

Các loại vi khuẩn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người:

Vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn

Vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy

Vi khuẩn Staphylococcus aureus gây mủ ở vết thương

Vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột

Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng… hoặc phụ gia vào thực phẩm.

Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bên ngoài

Khi đi ăn ở ngoài

Hãy có sự kiểm tra và đánh giá tình trạng vệ sinh những nơi bạn chuẩn bị ăn hay uống, nhất là khi gia đình có phụ nữ , trẻ nhỏ, người già đi cùng.

Nên chọn lựa các nấu chín thay vì tươi sống. Bạn có thể yêu cầu nhân viên phục vụ lại món ăn nếu cảm giác không chắc chắn như miếng thịt còn tái, trứng chưa đủ chín.

Nếu bạn mang thức ăn thừa về nhà, hãy làm lạnh chúng trong vòng 2 giờ. Khi ăn lại, bạn nên nấu chín nó thêm một lần nữa.

Khi đi du lịch

Ngộ độc thức ăn khi đi du lịch là một điều rất thường gặp, là một nỗi ám ảnh, mất hứng thú cho cuộc vui nếu bạn là người có đường ruột non yếu. Nguyên nhân là do những vùng đất mới, nguồn nước và nguồn thực phẩm có chứa những chủng vi khuẩn quen thuộc với người dân tại chỗ nhưng là hoàn toàn xa lạ với bạn.

Chính vì vậy, cần cẩn thận và nên chuẩn bị cho mình một số mẹo sau đây để tránh ngộ độc thực phẩm cho dù bạn trên thế giới:

Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi vệ sinh, tiếp xúc bề mặt công cộng hay bất kỳ lúc nào bạn nghi ngờ có thể nhiễm bẩn.

Luôn ăn thực phẩm nấu chín. Nhiệt là một yếu tố đảm bảo giết chết vi trùng.

Ăn thực phẩm đóng gói hoặc thực phẩm khô. Độ ẩm làm cho vi trùng hạn chế phát triển nên giảm nguy cơ bị ngộ độc hơn là các thực phẩm tươi sống.

Dùng đồ uống đóng chai, đóng hộp hoặc nấu chín như nước trà, cà phê.

Hạn chế dùng các món đặc sản địa phương, thịt động vật hoang dã .

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07870 sec| 800.336 kb