Ăn uống lành mạnh là gì ?
Ăn lành mạnh tốt cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Internet
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh không phải là việc đưa ra những giới hạn nghiêm ngặt, giữ cho mình gầy đi một cách phi thực tế, hoặc tước bỏ những thực phẩm mà mình yêu thích. Thay vào đó, đó là cảm giác thoải mái, tràn đầy năng lượng, nâng cao sức khỏe và tinh thần của chính bản thân mình.
Ăn uống lành mạnh không cần quá phức tạp. Nhiều người có thể cảm thấy choáng ngợp bởi tất cả những lời khuyên về dinh dưỡng và chế độ ăn uống trái ngược nhau tồn tại hàng ngày trên các trang báo hay mạng xã hội. Có vẻ như đối với mỗi chuyên gia nói với chúng ta về một loại thực phẩm nào đó tốt cho bản thân mình, bạn sẽ thấy một câu nói khác hoàn toàn ngược lại. Sự thật là mặc dù một số loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng cụ thể đã được chứng minh là có tác dụng có lợi cho tâm trạng, nhưng chế độ ăn uống tổng thể của chúng ta mới là điều quan trọng nhất. Nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh chính là thay thế thực phẩm chế biến sẵn bằng thực phẩm thực bất cứ khi nào có thể. Ăn thực phẩm càng gần với cách mà thiên nhiên đã tạo ra chúng càng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với cách bạn suy nghĩ, nhìn và cảm nhận.
Nguyên tắc để tố chức bữa ăn lành mạnh
Chọn ngũ cốc nguyên hạt, không tinh chế
Ngũ cốc nguyên hạt mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe của bạn chẳng hạn như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Chúng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B và một số khoáng chất như kẽm, sắt, magiê và mangan.
Bổ sung Omega-3 và Vitamin D
Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và chức năng của hệ thống miễn dịch của bạn.
Omega-3 giúp giảm viêm, duy trì sức khỏe của tim, thúc đẩy chức năng não và giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng hơn.
Vitamin D và Omega-3 là các chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại hải sản béo.
Ăn rau trước
Bạn nên ăn rau đầu tiên trong bữa ăn. Như vậy, bạn sẽ ăn hết rau xanh trong khi bạn đang đói nhất và có xu hướng ăn ít các loại thức ăn khác. Điều này có thể giúp bạn giảm cân.
Hơn nữa, ăn rau trước bữa ăn đã được chứng minh là có tác dụng hữu ích đối với lượng đường trong máu. Nó làm chậm tốc độ hấp thụ carbohydrate vào máu và có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Không nên ăn mặn
Đây là nguyên tắc ăn uống được áp dụng cho cả trẻ em, người lớn lẫn người già. Mặc dù muối là gia vị quan trọng và không thể thiếu, tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng với một lượng cực nhỏ bởi trung bình mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành chỉ cần 6 - 8g muối. Nếu lạm dụng muối và ăn quá mặn thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp là rất cao.
Đối với trẻ nhỏ, ăn càng nhạt càng tốt bởi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể còn yếu, đặc biệt là thận. Trẻ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận và hình thành thói quen ăn uống không tốt sau này. Bé dưới 1 tuổi, hoàn toàn không cần nêm muối vào thức ăn dặm. Bé 1 - 2 tuổi, chỉ ăn muối với lượng cực ít, từ 0,3 - 2,3g/ngày.
Bên cạnh hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn, bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối, mắm cá, mắm tôm, mắm thịt, khô cá, khô gà, khô mực,… hay các loại thực phẩm đóng hộp. Chúng chứa nhiều muối và chất bảo quản nên đặc biệt không tốt cho sức khỏe.
Hạn chế ăn đường
Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đồng thời, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều đường có thể gây nhiều hệ lụy, ở mức độ nhẹ thì làm suy giảm hệ miễn dịch, nặng hơn thì dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,… Đó là lý do bạn nên hạn chế ăn đường để có một cơ thể khỏe mạnh và ít nguy cơ bệnh tật.