Ngăn ngừa táo bón
Cùi dừa chứa nhiều chất xơ, vì thế nó được coi là phương thuốc tự nhiên ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Bảo vệ não bộ
Các chất béo triglyceride có trong cơm dừa có thể hỗ trợ những người bị suy giảm trí nhớ hoặc giảm chức năng não. Vì vậy, nó rất tốt cho người bệnh Alzheimer.
Ổn định đường huyết
Cùi dừa có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và thay đổi các vi khuẩn đường ruột để hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Điều này sẽ giúp lượng đường huyết ổn định và bạn có thể phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.
Tốt cho tim
Cùi dừa có chứa dầu dừa có khả năng làm tăng cholesterol có lợi HDL và giảm cholesterol có hại LDL. Điều này có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, các nhà khoa học đã cho 91 người dùng hoặc 50ml dầu dừa nguyên chất, hoặc dầu ô liu nguyên chất hoặc bơ nhạt hàng ngày. Những người trong nhóm dùng dầu dừa đã tăng đáng kể lượng cholesterol tốt HDL so với những người dùng bơ hoặc dầu ô liu.
Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 35 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu này chỉ ra việc dùng 15ml dầu dừa hai lần mỗi ngày giúp tăng đáng kể lượng cholesterol tốt HDL so với nhóm đối chứng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Mangan và các chất chống oxy hóa trong cùi dừa có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Bên cạnh đó, các chất béo triglyceride chuỗi trung bình cũng có các đặc tính chống virus, kháng nấm và ức chế khối u. Những đặc tính này có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Làm đẹp da
Cùi dừa có lợi cho việc giải quyết nhiều vấn đề về da như mụn nhọt hoặc mụn bọc. Hãy ăn cùi dừa 1 giờ trước khi đi ngủ để có được kết quả tốt hơn.
Giúp cải thiện giấc ngủ, sống khỏe mỗi ngày
Do nhịp sống hối hả ngày nay nên tình trạng khó ngủ đã trở nên phổ biến. Ăn cùi dừa khoảng nửa giờ trước khi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn, sống khỏe mỗi ngày.
Lưu ý gì khi dùng cơm dừa?
Tuy có nhiều dưỡng chất thiết yếu, lợi ích của cơm dừa đối với sức khỏe cũng rất đa dạng, nhưng chúng vẫn có một số nhược điểm.
- Lượng chất béo trong cơm dừa rất cao, đặc biệt là lượng chất béo bão hòa, không nên tiêu thụ quá nhiều vì chúng có thể tác dụng ngược lên sức khỏe. Bạn nên ăn ở mức độ vừa phải và chia thành nhiều lần, không nên sử dụng một lượng lớn cơm dừa cùng một lúc.
- Bên cạnh chất béo, cơm dừa cũng chứa một lượng calorie vô cùng cao. Vì vậy, bạn nên kiểm soát khẩu phần mỗi ngày của mình, để giảm số lượng hoặc cân đối với các nguồn calorie khác trong thực đơn.
- Ngoài ra, tuy là một loại quả phổ biến nhưng vẫn có người sẽ bị dị ứng với dừa. Tùy theo mức độ dị ứng nặng hay nhẹ mà bạn có thể gặp những triệu chứng khác nhau.
- Người mắc chứng suy nhược, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, … nên hạn chế tối đa ăn cùi dừa.