Sốc nhiệt là gì và các loại sốc nhiệt
Sốc nhiệt nóng
Bạn cần thận trong khi sử dụng điều hoà mùa hè. Nguồn ảnh: Internet
Sốc nhiệt (hay còn gọi là sốc nhiệt nóng) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).
Sốc nhiệt xảy ra do nhiệt độ bên ngoài cao hoặc do gắng sức. Các yếu tố rủi ro bao gồm sóng nhiệt, độ ẩm cao, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hoặc rượu, bệnh tim và rối loạn da. Các trường hợp không liên quan đến gắng sức thể chất thường xảy ra ở những người ở độ tuổi cực đoan hoặc có vấn đề sức khỏe lâu dài. Sốc nhiệt nóng là một loại bệnh tăng thân nhiệt. Nó khác với sốt, ở đó có sự gia tăng sinh lý ở điểm đặt nhiệt độ.
Sốc nhiệt lạnh
Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm cho chúng ta phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiến sức đề kháng suy giảm. Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ gặp sốc nhiệt lạnh là rất cao. Triệu chứng sốc nhiệt lạnh thường là dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe … Bởi vậy, việc đề phòng nguy cơ sốc nhiệt lạnh là điều vô cùng cần thiết.
Sốc nhiệt máy lạnh
Do nhu cầu làm mát cao nên nhiều nơi luôn để nhiệt độ máy lạnh chênh lệch nhiều so với ngoài trời. Để tránh tình trạng sốc nhiệt máy lạnh, lưu ý chỉ nên để nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thực tế 7 độ C. Sau 8 tiếng sử dụng máy lạnh, cần tắt máy lạnh và mở cửa để không khí lưu thông. Trước khi ra ngoài nên tắt máy lạnh trước 30 phút để cơ thể kịp thích ứng, tránh sốc nhiệt máy lạnh. Sốc nhiệt từ lạnh sang nóng rất thường gặp khi sử dụng điều hòa quá lâu. Ra khỏi xe hơi mở điều hòa vào ngày nắng nóng cũng dễ gây ra sốc nhiệt từ lạnh sang nóng.
Để không bị sốc nhiệt khi ngồi điều hoà
Không vào phòng lạnh ngay khi đi nắng về
Sau khi ở ngoài đường nắng nóng hoặc mới tập luyện thể thao, bạn nên ở phòng ngoài một thời gian để nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường trước khi vô phòng lạnh.
Nếu bước vào phòng lạnh đột ngột, cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh. Không chỉ vậy, khi đi nắng hay tập thể thao thì mạch máu sẽ giãn ra, vì vậy, nếu vào phòng lạnh ngay thì rất dễ khiến các mạch máu co lại đột ngột và người có thể trạng yếu có thể bị đột quỵ
Không để nhiệt độ quá thấp
Nhiều người có thói quen để điều hòa ở nhiệt độ thấp dưới 20 độ C để nhanh chóng xua tan cái nóng. Tuy nhiên, khi mà nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng điều hòa chênh lệch quá lớn thì nguy cơ bị sốc nhiệt càng cao. Theo các chuyên gia cho biết, nhiệt độ ngoài trời – nhiệt độ trong phòng điều hòa chỉ nên chênh lệch khoảng 7 độ là an toàn.
Tốt hơn hết, bạn chỉ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 – 28 độ C, đây là mức nhiệt độ lý tưởng giúp bạn không gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nếu cảm thấy vẫn chưa đủ mát, bạn có thể kết hợp thêm với các thiết bị khác như quạt điện, quạt hơi nước… thay vì giảm nhiệt độ xuống thấp.
Không ở trong phòng máy lạnh liên tục
Việc bạn ở trong phòng lạnh liên tục trong nhiều giờ sẽ làm cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng,… hoặc các bệnh về da nếu không vệ sinh máy định kỳ.
Bạn chỉ nên ở trong phòng lạnh từ 4 – 5 tiếng trở lên (trừ khi ngủ), nếu ở quá lâu bạn sẽ vô tình làm cơ thể mình trở nên yếu đi.
Hơn nữa, nếu để cơ thể quá quen với điều kiện nhiệt độ mát lạnh trong phòng thì khi bước ra bên ngoài, bạn sẽ khó thích nghi hơn với thời tiết nắng nóng.