Rượu tỏi giúp:
- Diệt khuẩn: Đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như lỵ trực trùng, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não... thì rượu tỏi có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn.
- Ngừa ung thư: Rượu tỏi chống ôxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do là những chất làm hư hại tế bào, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính. Trong tỏi chứa nhiều germanium. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu germanium làm một tác nhân hóa trị liệu chống ung thư. Germanium còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của các bệnh nhân ung thư.
- Làm giảm mỡ máu: Rượu tỏi làm giảm mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu LDL-cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột và tăng sự đào thải cholesterol, giảm lượng cholesterol máu và lượng cholesterol bám trên thành mạch máu. Có hiệu quả trong việc ngăn chặn cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy.
Cách bào chế rượu tỏi và uống
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Những người kiệng kị với rượi tỏi:
Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi dùng rượu tỏi dài ngày.
Người bị đau mắt đỏ.
Người nóng bức có mụn bọc thì không nên dùng
Những người bị viêm loét dạ dày gia đoạn cuối.
Những người đang trong quá trình phẫu thuật bệnh cũng không nên dùng ví có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc và gây ra nhiều phản ứng trái ngược.
Tác dụng của rượu tỏi rất tốt nhưng không phải ai cũng dùng được và khi dùng phải đọc kĩ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn tránh những trường hợp xấu xảy ra.