Chủ nhật , 27/04/2025, 18:54 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách phòng say nắng, say nóng trong mùa hè

Cách phòng say nắng, say nóng trong mùa hè
(Tieudung.vn) - Vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm nền nhiệt độ tăng cao, sức nóng từ ánh nắng mặt trời tác động tới cơ thể có thể gây ra say nắng, say nóng.

Say nguy hiểm thế nào?

Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước và chất điện giải (muối) lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Người bị say nắng, say nóng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tổn thương cho tế bào thần kinh trung ương (tế bào não) và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Ngoài ra, say nắng say nắng này sẽ dẫn tới hậu quả làm giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng và có thể gây tử vong nếu cấp cứu không kịp thời. 

Cách phòng say nắng, say nóng trong mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến say nắng, say sóng

Say nắng: Những người làm việc, lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng mà không có đồ bảo vệ như nón, mũ, quần áo dài chống nắng sẽ làm tăng lượng tia UV chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới liên tục của tia tử ngoại, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động gây hiện tượng rối loạn và tình trạng mất nước cấp. Do đó, say nắng thường có biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, một số trường hợp có tụ máu dưới màng cứng, trong não và một số thể hiện rõ tổn thương có thể hoặc không thể hồi phục.

Say nóng: Thường gặp ở những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nóng bức như hầm lò, trong phòng kín. Ngoài ra cũng có thể gặp ở người phơi mình quá lâu dưới ánh nắng hay hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ như làm việc nặng nhọc kéo dài, chơi các môn thể thao cường độ cao…Say nóng có thể xuất hiện ở ngoài trời, trong hầm lò, trong nhà, trong buồng bệnh, trong toa xe, trên …Với các trường hợp này, hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh gây ra say nóng với tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến say nắng, say nóng khác như thừa hoặc thiếu cân, tuổi quá cao hoặc quá nhỏ, không uống nước, môi trường nóng, mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim – phổi – thận, bệnh tâm thần… hay sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc , thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh…

Cách sơ cứu ban đầu khi bị say nắng, say nóng

Khi bị say nắng, say nóng nếu được cứu chữa kịp thời thì người bệnh sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu chậm cấp cứu, người bệnh có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí gây tử vong. 

Theo các chuyên gia y tế, khi gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta phải thực hiện các bước như sau:

- Gọi xe cấp cứu đồng thời gọi người hỗ trợ.

- Làm mát ngay tức thì. Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà mát;

- Hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng đặt đường truyền tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định;

- Áp nước ấm trên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi; Áp gói nước đá lên người bệnh nhân vùng cổ, nách, bẹn;

- Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ.

Cách phòng say nắng, say nóng trong mùa hè 

Để phòng tránh say nắng, say nóng, người dân nên chủ động thực hiện những điều sau:

- Bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng.

- Sử dụng  có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

- Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

- Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể ống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

- Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.

- Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...

- Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

- Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.

- Tuyệt đối không để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng.

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.84685 sec| 790.141 kb