Tác hại khi dùng mỹ phẩm chứa chì
Chì là một chất cực kỳ độc hại đối với cơ thể.
Tin tức trên báo VietQ, hầu hết các loại mỹ phẩm hiện nay như phấn trang điểm, kem lót, kem nền, son môi,… đều chứa rất nhiều thành chì để tạo độ bám dính và độ mịn cho da. Tuy nhiên, nếu nồng độ này vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Các chuyên gia hóa học cho biết, chì là một chất cực kỳ độc hại đối với cơ thể, đặc biệt là làn da phái đẹp. Vì thế, mỹ phẩm không được phép chứa chì vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các loại mỹ phẩm hiện nay như phấn trang điểm, kem lót, kem nền, son môi,… vẫn chứa rất nhiều thành phần chì để tạo độ bám dính và độ mịn cho da.
Thông thường, tác hại của chì trong mỹ phẩm sẽ không biểu hiện ngay, nhưng về lâu dài sẽ thẩm thấu qua da, gây dị ứng cho làn da và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, nếu để chì trên da mặt quá lâu, da sẽ bị xấu đi khoảng 80% so với làn da ban đầu.
Ngoài ra, nó còn gây ra những hiện tượng rất nghiêm trọng cho da như: sạm da, nám, tàn nhang, lão hóa da, mụn hoặc nặng hơn có thể làm rỗ mặt,… Hơn nữa, sử dụng mỹ phẩm chứa chì, đặc biệt là son môi có thể khiến môi bị thâm, xỉn răng, gây ngộ độc cấp, nôn, tiêu chảy, tích tụ lâu ngày có thể gây bệnh tim, phổi và nặng hơn là gây ung thư.
Cách nhận biết son chứa chì
Thử son bằng nước
Nếu đánh son trên mu bàn tay, sau đó nếu lấy tay chà mạnh thấy son có thể hòa tan trong nước đó là loại son nên dùng.
Nếu khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch, thì son đó đã bị trộn vào một lượng chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật. Dầu động vật bám rất chặt khi tiếp xúc với đồ sứ, đồ thủy tinh, có tác dụng tạo độ bóng cho son.
Lấy một mẩu son nhỏ, thả vào một cốc nước lọc, nếu mẫu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đáy cốc chắc chắn có chì rất lớn, gây độc đến sức khỏe người dùng.
Thử son bằng vàng
Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì.
Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng... khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối.
Để yên tâm bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn.
Cách chọn mua và sử dụng son môi
Thông thường những nhà sản xuất lớn có uy tín họ có hẳn một bộ phận kiểm định rất nghiêm ngặt về hàm lượng này để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì vậy để mua được loại son không chì, bạn cần cẩn thận và là người tiêu dùng thông minh, chỉ chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của những thương hiệu uy tín, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi. Đọc kĩ thông tin trên sản phẩm muốn mua. Trong quá trình sử dụng, hạn chế tối đa son môi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống.
Để bảo vệ đôi môi và sức khỏe, chỉ dùng son khi thật cần thiết và hãy nhớ sử dụng son dưỡng trước. Nhớ tẩy trang cẩn thận và dưỡng môi hàng ngày.
Lưu ý khi dưỡng môi
Không tự ý gỡ lớp da khô trên môi: Các bạn tuyệt đối không được bóc lớp da môi khi chúng bị bong do quá khô. Cách làm đúng khi gặp trường hợp này là bôi lớp son dưỡng môi phù hợp với bạn, sau đó đợi vài phút cho lớp da bị bong thật mềm, da sẽ tự bong tróc mà không ảnh hưởng gì đến môi.
Tẩy da chết định kỳ cho môi: Mỗi sáng thức dậy, hãy dùng chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm và chà nhẹ nhàng lên môi để lấy đi lớp tế bào chết. Điều này giúp môi tươi tắn, nhiều sức sống hơn. Sau đó trước khi ra ngoài hay trang điểm hãy cho môi lớp son dưỡng mỏng, điều này rất có lợi về lâu dài cho môi. Trong trường hợp bạn bị khô môi, do thời tiết hoặc do cơ địa, nên tham khảo các cách nói lời tạm biệt với đôi môi khô.
Lưu ý khi trang điểm: Trước khi trang điểm các bạn nên bôi lớp son dưỡng môi, vừa giữ cho lớp son lên màu chuẩn vừa hạn chế ảnh hưởng của son đối với môi, nhất là các loại son ít dưỡng. Vào cuối mỗi ngày, nên tẩy trang cho môi bằng sản phẩm tẩy trang chuyên dụng nhé.
Tuyệt đối không liếm môi: Liếm môi là thói quen của không ít người, bạn thường liếm môi khi môi quá khô vì tin rằng làm như vậy môi sẽ bớt khô hơn, hoặc đơn giản chỉ là thói quen khó bỏ. Tuy nhiên điều này rất có hại cho môi, nó càng làm cho môi khô trở nên khô hơn, đồng thời nếu môi có vết nứt thì sẽ càng khó lành. Bạn hãy dùng loại son dưỡng môi phù hợp để duy trì độ ẩm cho môi chứ đừng liếm môi nhé.
Ăn uống hợp lý: Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, không chỉ cho việc dưỡng môi mà cho việc nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể nữa. Để có đôi môi đẹp chị em đừng quên uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, chế độ làm việc hợp lý và tránh thức đêm nhé.
Trên đây là mẹo vặt hay giúp bạn nhận biết son nhiễm chì đơn giản nhất và cách dưỡng môi mềm xinh.