Thứ 5, 19/09/2024, 21:10 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bộ Y tế khuyên người dân hạn chế ra ngoài khi không khí ô nhiễm nặng

Bộ Y tế khuyên người dân hạn chế ra ngoài khi không khí ô nhiễm nặng
(Tieudung.vn) - Chất lượng không khí không tốt Bộ Y Tế khuyên người dân hạn chế ra khỏi nhà.

Được biết, theo của Tổng cục Môi trường (bộ TN&MT), mức độ ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng trong tuần qua. Trong các ngày 10-13/12, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội chạm ngưỡng rất xấu (AQI trong khoảng 201-300).

Giá trị trung bình của PM2.5 liên tục vượt quá giới hạn cho phép ở tất cả các trạm. Số liệu đo tại một số trạm đặt ở Minh Khai, Đại sứ quán Pháp cho thấy giá trị vượt quá giới hạn cho phép trên 3 lần trong các ngày 11-12/12. Chất lượng không khí những ngày qua liên tục ở mức xấu, một số nơi chạm ngưỡng rất xấu.

ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng nặng tới sức khỏe.

Theo PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An - nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi, Tai Mũi Họng Trung ương (hiện là Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt) cho biết: “Lâu nay, nhiều người thường lầm tưởng ô nhiễm không khí chủ yếu ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp. Nhưng theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, không khí ô nhiễm có thể gây tổn tại cho hầu hết nội tạng trong cơ thể người.

Nó là tác nhân cơ bản gây nên một số bệnh như nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi, bệnh trực tiếp bị ảnh hưởng nhiều nhất là tình trạng của đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới".

“Sở dĩ, đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài, không khí bên ngoài ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống niêm mạc, tế bào đường hô hấp trên.

Nếu đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn sẽ tạo ra viêm xoang, viêm tai giữa và sâu hơn nữa là các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra các bệnh về phổi, phế quản.

Nếu một người hít phải khí CO của khói bếp than tổ ong trong một thời gian dài, cộng thêm các yếu tố ô nhiễm không khí khác sẽ gây ung thư phổi. Như vậy, ô nhiễm không khí sẽ làm gia tăng các như ung thư phổi, thanh khoản, mũi xoang”, PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An phân tích.

“Các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng... có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen...

Thậm chí không khí ô nhiễm còn làm tổn thương các mô do các hạt bụi mịn và siêu mịn dễ dàng đi vào trong máu và tiếp cận với hầu hết cơ quan. Chúng còn là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng viêm toàn thân và làm phức tạp thêm những căn bệnh đã có từ trước.”, PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An cho biết thêm.

Nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai (có thể gây ảnh hưởng bào thai), trẻ em, người có sẵn các bệnh lý mạn tính… Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong giai đoạn sớm nhất của cuộc đời có liên quan đến các tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức.

Các nhà nghiên cứu cho hay, trẻ em hít phải không khí độc hại có thể có nguy cơ lớn lên bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Những nghiên cứu cho thấy rằng những thanh niên sống ở khu vực ô nhiễm cao của Thượng Hải có nguy cơ phát triển bệnh ASD cao hơn 86%.

Trước tình trạng ô nhiễm trên, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã có những khuyến cáo đối với người dân.

Theo đó, người dân nên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Người dân nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. Đặc biệt, cần tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.14117 sec| 806.438 kb