Thứ 6, 17/01/2025, 21:01 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tại sao ăn nhộng tằm dễ gây sốc phản vệ?

Tại sao ăn nhộng tằm dễ gây sốc phản vệ?
(Tieudung.vn) - Hàm lượng đạm cao trong nhộng tằm cũng gây ra nhiều nguy cơ dị ứng thậm chí sốc phản vệ.

Các bác sĩ Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận, cấp cứu cho nam bệnh nhân 48 tuổi ở Hải Phòng nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nổi mẩn đỏ toàn thân, rét run, khó thở, huyết áp không đo được. Tiên lượng bệnh rất nặng. 

Gia đình bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện khoảng 20 phút, bệnh nhân này có ăn khoảng 15 con nhộng tằm. Sau ăn, người bệnh có xuất hiện nổi mẩn đỏ toàn thân, nôn ra thức ăn, rét run. Ngay lập tức người bệnh được đưa đến bệnh cấp cứu.

nhồng tằm
 

Tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị sốc phản vệ độ III. Xác định đây là trường hợp nặng, ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ. Đến thời điểm này, bệnh nhân đã dần ổn định.

Trước đó, một người đàn ông 32 tuổi ở Vĩnh Long phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng tím toàn thân, nổi mẩn khắp người, không đo được huyết áp sau khi ăn đuông dừa. Bệnh nhân được chẩn đoán bị sốc phản vệ do ăn đuông dừa.

Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện Y học Bản địa Việt Nam cho biết nhộng tằm, các loại côn trùng, nhộng, đuông dừa… đều chứa rất nhiều đạm và nó là những nguyên nhân gây ra dị ứng rất nhiều.

Nhộng tằm rất giàu chất đạm, các vitamin A, B1, B2, PP, C... và các chất khoáng như canxi, phốt pho... So với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém.

Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xít amin quan trọng. Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protid; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo.

Theo bác sĩ Sầm hàm lượng đạm của nhộng cao, chiếm tới 73,5%, gồm nhiều a-xít amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin, tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin… chính điều này khiến nhộng tằm lại dễ gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân hủy.

Bác sĩ Sầm cho biết nếu những người có cơ địa dễ dị ứng cũng không nên ăn nhộng tằm và khi ăn nhộng tằm nếu có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay.

Khi mua nhộng tằm về ăn, bà nội trợ nên lưu ý nếu thấy nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, không nên chọn nhộng tằm căng, bóng vì người bán hàng thường ngâm chúng trong natri sunfit. Nếu hàm lượng chất này trên 30 mg/kg rất dễ gây ngộ độc.

Bác sĩ Sầm khuyến cáo tốt nhất những loại côn trùng có độ đạm cao thì nguy cơ sốc phản vệ của nó càng lớn vì thế khi ăn cần thăm dò và nếu không ăn được thì không nên cố ăn thử.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.23122 sec| 792.336 kb