Thứ 4, 18/09/2024, 05:02 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bạn đã biết ăn dứa đúng cách chưa?

Bạn đã biết ăn dứa đúng cách chưa?
(Tieudung.vn) - Dứa đang là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng nhưng nếu bạn ăn không đúng cách sẽ dễ khiến bạn ngộ độc.

Nguyên nhân gây ngộ độc, dị ứng với dứa

ăn dứa
 

Bác sĩ Huy Anh trên tờ Sức khỏe và , biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Thậm chí, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Bác sĩ cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Những biểu hiện cho thấy người bị ngộ độc dứa chủ yếu là: Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, ngứa ngáy toàn thân, miệng lưỡi tê dại, khó thở, nổi mề đay, gây sốc...

Những điều bạn cần thận trọng khi ăn dứa 

Không ăn dứa vào lúc đói

Ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột gây nôn nao, khó chịu. Khi say dứa hay ngộ độc dứa, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa khắp người sau đó nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở.

Không nên ăn quá nhiều

Bên cạnh đó, nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Ăn nhiều dứa gây rát lưỡi do trái cây này giàu acid oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Tránh ăn dứa chưa chín

Ăn dứa chưa chín có thể dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruộ

- Sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.

- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.97456 sec| 773.758 kb