Vì sao nên kết hợp ăn bánh trung thu uống trà?
Tết Trung thu mang ý nghĩa đoàn tụ, sum vầy. Đây là khi mọi thành viên trong gia đình tụ họp đông đủ, cùng nhau ăn bánh, uống trà, ngắm trăng. Thói quen ăn bánh trung thu uống trà nóng từ lâu đã thành nét văn hóa của người dân Việt Nam. Bánh trung thu có vị khá ngọt từ lớp vỏ bên ngoài cho đến phần nhân bên trong, nếu là bánh thập cẩm sẽ hơi ngấy do phần nhân có nguyên liệu mỡ đường và lạp xưởng. Trà lại có hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát, vị chát nhẹ giúp làm giảm vị ngấy, dịu đi cái ngọt và giúp lưu giữ vị ngọt lâu hơn, đọng trên đầu lưỡi.
Khi ăn bánh, vị ngọt thường không làm thõa mãn được vị giác của chúng ta, trà tuy có vị chát nhẹ khi uống nhưng lại hậu ngọt về sau, dùng chung với bánh sẽ làm tăng hưởng thơm đậm đà, lưu giữ vị ngọt dài lâu.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ăn bánh trung thu uống trà có tốt cho sức khỏe?
Thông tin từ web Trung tâm y tế quận 6 (TP Hồ Chí Minh) cho hay, việc uống trà khi ăn bánh trung thu, không có hại gì cho sức khỏe, ngược lại mang lại nhiều lợi ích. Các chất axit axetic có trong trà sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa mỡ tích tụ từ nguyên liệu của bánh. Vì vậy thưởng trà cùng bánh sẽ giúp giảm đường, kích thích hệ thần kinh, tăng cường quá trình đốt chất béo.
Tuy nhiên trà phải pha loãng, không nên pha đặc, để tránh gây hại sức khỏe khi ăn cùng bánh trung thu. Cũng không nên uống cà phê, thức uống có ga khi ăn bánh trung thu, bởi nhiều caffein hay chất kích thích luôn là kẻ thù của huyết áp cao. Thay vì những loại nước không tốt đó bạn có thể kết hợp bánh trung thu với các loại nước ép trái cây tươi.
Về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cũng khuyến nghị, người dân có thể ăn bánh trung thu và uống trà loãng hoặc ăn cùng trái cây nhiều nước như dưa chuột để làm giảm độ ngọt của bánh, và tốt cho tiêu hóa.
Gợi ý những loại trà nên uống khi ăn bánh trung thu
Ăn bánh uống trà là 1 sự kết hợp rất tuyệt đặc biệt là khi ăn bánh trung thu uống trà ấm nóng, tuy nhiên không phải loại trà nào cũng phù hợp, có loại sẽ có vị chát, loại dịu ngọt, loại lại có vị chua nhẹ. Dưới đây là một số loại trà, bạn nên uống khi ăn bánh trung thu.
Trà Atiso
Trà Atiso có hương thơm nồng thanh, quyến rũ, vị đậm đà đặc trưng riêng mà không hề chát khi uống, có vị thanh, ngọt nhẹ và hương thơm của trà kéo dài, lan tỏa khắp khoan miệng, dễ uống dù là với những người ít khi uống trà.
Lưu ý khi uống trà Atiso:
- Trà Atiso nếu uống nhiều sẽ gây đầy hơi, trướng bụng.
- Không nên uống sau 19 giờ vì gây kích thích thần kinh, khó ngủ.
- Trà sau khi pha nên uống ngay, nếu để lâu dễ gây đau bụng khó chịu.
Trà Olong
Trà Olong là giống chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, có nhiều biến thể nên mang lại nhiều mùi hương đa dạng khác nhau: hương trái cây, hương mùa xuân, hương hoa cỏ, … Tuy nhiên tất cả đều có vị chát rất nhẹ, vị ngọt hậu nên rất dễ uống, được nhiều người ưa chuộng, có thể pha được nhiều lần (8 – 10 nước) mà trà vẫn thơm.
Trà Olong hiện nay cũng khá phổ biến trên thị trường, bạn dễ dàng tìm mua, tùy vào từng thương hiệu mà trà Olong sẽ có mùi hương đặc biệt riêng phụ thuộc vào cách lên men trà.
Lưu ý khi uống trà Olong:
- Không uống khi đói dễ gây nôn nao, buồn nôn, tim đập nhanh.
- Không uống trà sát giờ đi ngủ sẽ kích thích thần kinh làm bạn khó ngủ.
- Khi cơ thể mệt mỏi bạn không nên uống trà, trà sẽ kích kích thần kinh gây căng thẳng làm bạn không nghỉ ngơi được.
Trà đen
So với trà Olong thì trà đen có hương vị mạnh, đậm đà, nồng nàn hơn khá nhiều, 1 số loại còn có vị đắng và chát đậm, nếu là trà đen nguyên lá sẽ có hương vị mạnh nhất. Nước trà khi pha có màu đỏ sẫm hoặc nâu sẫm tùy thuộc vào thời gian trà được ủ men oxy hóa.
Khi thưởng thức bánh trung thu cùng trà đen sẽ làm cho hương vị bánh thêm đậm đà, lưu giữ hậu ngọt về sau dài lâu.
Lưu ý khi uống trà đen:
- Trà đen có vị đậm đà không nên pha quá đặc, đặc biệt với những người ít khi uống trà, chỉ nên pha vừa phải hoặc hơi nhạt cho dễ uống.
- Không uống khi trà quá nóng đễ gây tổn thương đến vòm họng.
- Trà đen hương vị khá đậm nên rất dễ bị say trà nếu như bạn uống khi bụng đói, dễ làm bủn rủn tay chân, buồn nôn, tim đập nhanh.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có vị ngọt thanh nhẹ, dễ uống, thích hợp với hầu hết tất cả mọi người. Nhiều người lựa chọn thưởng thức trà hoa cúc như một loại đồ không chứa caffeine thay thế cho trà đen hoặc trà xanh.
Nếu bạn ăn bánh trung thu có trứng muối đậm đà thì trà hoa cúc là 1 lựa chọn rất hợp lý. Trà hoa cúc có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng, vị đắng nhẹ nhưng thanh mát dịu dàng dễ uống và gây mê mẫn nếu lần đầu thưởng thức.
Trà hoa cúc với tác dụng giúp thư giãn, thanh nhiệt và nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe nên rất được mọi người ưa chuộng, dễ tìm mua trên thị trường.
Lưu ý khi uống trà hoa cúc:
- Người có cơ đĩa dễ mẫn cảm không nên uống trà hoa cúc do trong trà có chứa phấn hoa.
- Người hay bị lạnh bụng, sức khỏe yếu hay cơ thể đang mệt cũng không nên uống trà hoa cúc.
- Nếu bạn bị nhiễm lạnh hay đang cảm thì không nên uống trà hoa cúc, trà sẽ làm giảm hệ miễn dịch khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.
Trà xanh
Trà xanh với nước trà có màu vàng xanh trong vắt và vị chát nhẹ trên đầu lưỡi, hậu ngọt về sau khắp cuống họng, hương thơm thanh mát tự nhiên lan tỏa cả khoang miệng.
Được làm từ trà xanh và quy trình chế biến được ướp chung hoa sen hoặc hoa lài nên có hương thơm rất khác, đặc trưng riêng. Đây là loại trà thân quen, phổ biến của người Việt, kết hợp cùng bánh trung thu sẽ càng thêm trọn vị.
Lưu ý khi uống trà xanh:
- Không uống khi đói sẽ khiến bạn dễ say trà, nôn nao, chóng mặt, hoa mắt.
- Không uống trà quá đặc sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch, nên pha trà ở mức vừa phải.
- Không uống trà đã để qua đêm vì 1 số vitamin bị phân hủy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài kết hợp với trà thì rượu vang đỏ cũng đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người hiện nay. Đây được biết tới là một loại thức uống có công dụng cao trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, vị chát đặc trưng của rượu vang đỏ khiến cho quá trình thưởng thức bánh trung thu trở nên tròn vị và không còn cảm thấy ngấy.