Đồ ăn sống
Các loại đồ ăn sống như sashimi, sushi, đồ tái... dù ngon, cung cấp nhiều vitamin và axit béo omega-3. Nhưng các món ăn chưa được nấu chín này cũng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, gây nôn, tiêu chảy và đau dạ dày.
Ngoài ra, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các món đồ sống, ăn đồ tái không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu...
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Hai loại thực phẩm này đều gây ra phản ứng và kích thích đối vối niêm mạc dạ dày. Nó sẽ tác động trực tiếp đến việc tiết axit dạ dày và các enzyme tiêu hóa, làm hệ tiêu hóa không thể hoạt động đúng cách.
Trong đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng công nhận các loại đồ ăn, nước uống trên 65 độ C sẽ làm tổn hại dạ dày và có thể làm phát triển các khối u.
Đồ ăn cay
Các món ăn cay có tác dụng kích thích vị giác. Ăn quá nhiều đồ cay rất dễ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Đây là "kẻ thù" lớn nhất đối với những người có tiền sử về bệnh dạ dày. Sau khi ăn, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Nếu có bệnh về dạ dày, tốt nhất bạn nên chọn những món ăn nhẹ, không chứa gia vị cay như tỏi, ớt để không kích thích hệ tiêu hóa.
Dù bạn không mắc bệnh dạ dày cũng cần tránh ăn những món quá cay.
Món ăn có vị chua
Khi dạ dày không thoải mái, hãy tránh ăn những món có chứa axit như trái cây họ cam quýt, cà chua. Axit trong thực phẩm có thể làm tăng các triệu chứng đau dạ dày, ợ chua.
Ngoài ra, khi đói bạn không được ăn những thực phẩm chứa nhiều axit vì nó có thể làm ảnh hưởng niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể gây thủng dạ dày.
Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm dù bị mốc ở một góc nhỏ cũng nên vứt bỏ vì nấm mốc có thể ăn sâu vào bên trong thực phẩm mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nếu bạn ăn chúng, tác hại đầu tiên là có thể gây đau dạ dày do vi khuẩn xâm nhập, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Nghiêm trọng hơn, thực phẩm bị mốc có thể chứa độc tố aflatoxin - một chất độc gây hại tim, gan, thận và có thể gây ung thư nội tạng.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Các món ăn chứa nhiều chất béo sẽ gây kích thích dạ dày và tạo ra sự co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển của thức ăn trong dạ dày. Từ đó, nó làm tăng khả năng bị táo bón.
Trong một số trường hợp, khả năng vận động của đường tiêu hóa tăng lên cũng có thể gây ra phản ứng khó tiêu như tiêu chảy.
Rượu bia
Uống rượu bia làm tăng nhanh nồng độ axit trong dạ dày, kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn. Đồ uống có cồn còn khiến cơ thể mất nước với biểu hiện đi tiểu thường xuyên.