Quả việt quất
Quả việt quất chứa nhiều chất chống ô xy hóa hơn bất kỳ loại trái cây tươi nào khác được thử nghiệm, nó sẽ giúp đánh bại chứng nhảy mũi. Ăn quả việt quất khi bạn bị cảm lạnh, hoặc rắc lên bát ngũ cốc hoặc sữa chua để thêm vitamin D.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nước ép củ cải
Nhắc tới thức ăn trị cảm lạnh, chắc chắn không thể bỏ qua nước ép củ cải. Một ly nước ép củ cải thêm vài lát gừng và mật ong sẽ là thức uống tuyệt vời giúp hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cho rằng trong củ cải có chứa hàm lượng các vi dưỡng chất cần thiết giúp bạn hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Bạn chỉ cần sử dụng loại nước ép này hai lần mỗi ngày và sử dụng liên tục trong hai ngày sẽ đem lại cho bạn những tác dụng bất ngờ.
Cá trích
Cá trích rất giàu axit béo omega3 giúp làm giảm nguy cơ virut tấn công cơ thể. Ăn nhiều cá trích giúp giảm viêm cũng như tăng cường các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Dù hương vị có thể không ngon như các loại cá khác, nhưng cá trích có lượng axit béo omega 3 tương đương như các loại cá khác. Theo một nghiên cứu thì hơn 85g cá trích có tới 1259 mg omega3, axit béo được chứng minh là rất có lợi trong việc giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và không bị virut xâm nhập gây cảm lạnh.
Đồ ăn cay
Tỏi, hành và tỏi tây là những lựa chọn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virut gây bệnh. Năm 2001, các nhà nghiên cứu đã chứng minh, ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể dồi dào sinh lực, giảm nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh hơn người bình thường.
Sữa và các thực phẩm giàu vitamin D khác
Thực phẩm giàu vitamin D như sữa hoặc ngũ cốc tăng cường có thể giúp chống cảm lạnh. Một nghiên cứu năm 2009 của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) phát hiện ra rằng những người có lượng vitamin D thấp báo cáo cảm lạnh nhiều hơn những người bị thiếu vitamin D.
Những thực phẩm này có thể giúp tăng cường tâm trạng trong những tháng thời tiết lạnh.
Nghệ
Curcumin, hợp chất tự nhiên trong củ nghệ là một chất chống viêm mạnh. Hợp chất này cũng được chứng minh là có khả năng thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch và tăng cường phản ứng kháng thể. Nên ăn nghệ cùng tiêu đen để tăng tốc độ và mức độ hấp thu lên đáng kể.
Nấm rơm
Trong nấm rơm có chứa các chất chống virut có lợi cho cơ thể ở nhiều khía cạnh. Các nghiên cứu khoa học cho biết, việc ăn nấm thường có mối liên hệ với lượng tế bào tăng lên trong cơ thể. Điều này giúp chống nhiễm trùng. Hơn nữa, nấm còn chứa selen nên làm tăng khả năng trong điều trị cảm nặng.
Mật ong
Mật ong vừa là chất chống oxy hóa vừa là chất kháng khuẩn tự nhiên rất có lợi cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng riêng mật ong hoặc kết hợp chung với trà gừng hoặc chanh để cải thiện triệu chứng đau họng, nghẹt mũi, ho,.. do cảm lạnh và cảm cúm gây ra. Bệnh nhân chỉ cần ăn 10 gram mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn, giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, không bao giờ sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì mật ong chứa bào tử botulinum, mặc dù chúng thường vô hại đối với trẻ lớn và người lớn nhưng đối với hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, bào tử này có thể gây tiêu chảy và ngộ độc.
Quả óc chó
Ngoài công dụng chống viêm hàng đầu, quả óc chó còn chứa một số chất dinh dưỡng có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch, bao gồm vitamin E và B6, đồng và folat. Quả óc chó cũng được chứng minh là giúp giảm căng thẳng tâm lý. Điều này rất quan trọng vì cơn căng thẳng không được khống chế sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch.
Khoai lang
Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn để phòng ngừa cảm lạnh và ho. Khoai lang không chỉ giàu năng lượng mà còn chứa beta carotene giúp đẩy lùi virut một cách nhanh chóng. Bạn nhớ ăn khoai lang vào bữa sáng để cơ thể khỏe khoắn hơn nhất là vào những khi thời tiết lạnh nhé.