Thứ 6, 22/11/2024, 08:25 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lý do nào khiến "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần tại Trung Quốc

Lý do nào khiến "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần tại Trung Quốc
(Tieudung.vn) - Sina đưa tin Tây du ký là tác phẩm được chiếu lại nhiều nhất tại Trung Quốc với hơn 3.000 lần.

Tứ đại danh tác của Trung Quốc gồm: Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Hồng lâu mộng là niềm tự hào của Hoa ngữ vì tính kinh điển và phổ biến rộng rãi. Các tác phẩm này đều được chuyển thể, dựng thành phim truyền hình và rất được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Tây du ký tạo nên sự khác biệt so với 3 tác phẩm còn lại.

Lý do nào khiến "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần tại Trung Quốc

"Với hơn 3.000 lần phát lại ở khắp các đài truyền hình cả nước, điều này đủ cho thấy sức hút to lớn của tác phẩm. Dù phim được quay rất lâu, kỹ thuật thô sơ nhưng vẫn chiếm được cảm tình từ khán giả. Trong đó, chính yếu tố thần thoại, góp phần không nhỏ cho sự thành công lâu bền của phim", Sina nhận định.

Giới phê bình cũng cho rằng chính đề tài rộng, nội dung không bó buộc, khô cứng giúp Tây du ký đạt được thành tích kể trên trong hơn 30 năm qua. Nếu so với Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa nặng yếu tố chính trị, chủ yếu phù hợp với khán giả nam; Hồng lâu mộng kể về bi kịch , gia đình mang tính ủy mị lại được đánh giá phù hợp khán giả nữ; tác phẩm của Ngô Thừa Ân chiếm ưu thế khi không bị giới hạn đối tượng khán giả. Theo giới truyền thông, dù phim đã nhiều lần phát sóng lại nhưng cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem.

Khảo sát của CCTV năm 1987 cho thấy phim đạt tỷ suất khán giả 89,4%. Năm 2014, theo thống kê của Tân Hoa Xã, đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100% và hơn 50% khán giả cho biết họ đã xem Tây du ký hơn 10 lần.

Thành công và sức lan tỏa của 41 tập phim đánh dấu cuộc đua chuyển thể Tây du ký chính thức bắt đầu tại Trung Quốc. Mỗi năm đều có ít nhất một tác phẩm làm lại từ tiểu thuyết kinh điển của tác giả Ngô Thừa Ân, số lượng lên đến hàng trăm phim.

Câu chuyện về chặng đường thỉnh kinh gian nan, trải qua 81 kiếp nạn mới đến Tây Trúc lấy được chân kinh trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nhà sản xuất. Mỗi một vùng đất, mỗi một yêu quái và ngay cả tính cách khác biệt của 4 nhân vật chính cũng là "nguồn tài nguyên" có thể khai thác triệt để.

Từ đó, nhiều bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình được làm lại với nội dung độc lập, kịch bản mới lạ, hấp dẫn và đầu tư công phu về kỹ xảo ra đời.

Trong thời hiện đại, kịch bản chuyển thể từ Tây du ký không còn gói gọn về hành trình của 4 thầy trò Đường Tăng, mà là các lát cắt mới lạ, xoáy sâu vào số phận, câu chuyện cuộc đời hay mối quan hệ riêng rẽ của nhân vật. Dù thêm thắt thế nào, Tây du ký “đời sau” vẫn giữ nguyên tư tưởng hướng thiện, kết thúc có hậu theo đúng tiểu thuyết gốc.

Có thể kể đến Tây du ký: Mối tình ngoại truyện (2014) của Châu Tinh Trì có nội dung xoáy sâu vào tình cảm lứa đôi. Tây du ký: Nữ Nhi quốc (2018) lại khai thác sâu hơn về câu chuyện tình đẹp và đầy ý nhị giữa Đường Tăng và Nữ vương của Tây Lương Nữ quốc.

Chọn một tình huống “đắt” ở nguyên tác để phát triển thành bộ phim độc lập được đánh giá là hướng đi thông minh của nhiều nhà sản xuất, song cũng là một thách thức không nhỏ.

Tuy nhiên, theo Ifeng, bao nhiêu bản làm lại Tây du ký ra đời với dàn hạng A, có nhan sắc và tài năng vượt trội, đầu tư kỹ xảo hợp thời đến mấy cũng không thể nào xô đổ được tượng đài Tây du ký 1986 trong lòng người hâm mộ.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33240 sec| 788.516 kb