tieudung24h.net - Việc trồng và sản xuất cây gấc ở nước ta hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ tuy loại cây này lại đang cho thu nhập rất cao. Để xây dựng những vùng chuyên canh gấc tập trung, ổn định, đặc biệt khu vực các tỉnh thuộc Tây Nguyên nơi có nhiều thuận lợi về quỹ đất, điều kiện sinh thái để phát triển cây gấc nhưng hiện tại chưa được khai thác đúng mức. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn e ngại nếu phong trào trồng gấc nở rộ toàn tỉnh thì liệu có xảy ra tình trạng được mùa rớt giá như những cây trồng khác?
Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trần Văn An – giám đốc Công ty TNHH MTV Gacviet.
PV: Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp mang tên GACVIET, xin Ông cho biết đó là những tiêu chí gì?
- Chúng tôi tự hào sử dụng thương hiệu GACVIET Nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng, các đối tác trong và ngoài nước biết rằng đó là sản phẩm hàng Việt làm ra từ Quả Gấc Việt Nam.
- Tuy nhiên, để GACVIET được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng thì nó phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây: gọi tắt là QPB
+ Quality - Chất lượng: luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất không thể tách rời.
+ Price - Giá cả: giá cả phải ổn định trong quá trình sản xuất.
+ Benifit - Lợi ích: Bao gồm lợi ích chung cho xã hội, doanh nghiệp, nông dân, và người tiêu dùng.
PV: Những chính sách nào được doanh nghiệp chú trọng, quan tâm hàng đầu cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho bà con nông dân nói chung và vùng tây nguyên nói riêng , thưa Ông?
-Việc đầu tư vào nông nghiệp nói chung và ngành dược liệu nói riêng, yếu tố hàng đầu của chúng tôi là:
+ Với chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian qua và định hướng tới năm 2030 của Đảng và nhà nước theo nghị định số : 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013, theo đó nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp theo phương thức hợp đồng liên kết và bao tiêu sản phẩm. CTY Cổ Phần Nông Nghiệp Đông Phương nói chung và CTY TNHH Gấc Việt Nói riêng phải luôn là yếu tố đầu tiên khi tìm ra giải pháp nên hay không nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà sẽ tạo được lợi ích chung của xã hội, thì doanh nghiệp chúng tôi mới có cơ hội để đầu tư lâu dài theo mô hình “ Hợp đồng liên kết – bao tiêu sản phẩm với nông dân”.
Từ những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy là cây Gấc có nhiều đặc tính quý nên cây Gấc được ứng dụng rộng rãi trong chế biến công nghiệp: Mỹ Phẩm, Thực Phẩm Chức Năng, Dược phẩm, màu thực phẩm,….
Khi xã hội phát triển thì việc chăm lo đến sức khỏe và sắc đẹp ngày càng được quan tâm. Chúng ta cũng thấy rằng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung và các cây thảo dược ở Việt Nam nói riêng như : Cây Gấc, Cây Đinh Lăng, Cây Chùm Ngây, Cây hà thủ ô, cây quế, hồi,…và rất nhiều cây dược liệu quý chỉ có ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu cho chế biến công nghiệp.
PV: Để mở rộng hợp tác trong nước và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, kế hoạch trong năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ra sao, thưa Ông?
+ Mục tiêu hoạt động của chúng tôi cũng như định hướng tới 2020 luôn chú trọng vào chữ “ LIÊN KẾT”.
+ Chúng tôi đã luôn có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy chế biến, các chuỗi cung ứng sản phẩm đầu ra trên thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Cụ thể: Chúng tôi đã liên kết với các nhà máy chế biến, tinh chế sản phẩm làm ra từ quả Gấc tại các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu.
+ Trong năm 2015 chúng tôi tiếp tục mở rộng vùng trồng nguyên liệu chế biến Gấc xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cố gắng vừa hỗ trợ vừa liên kết với bà con nông dân triển khai diện tích canh tác trên 500hecta, với định hứng đến năm 2020 diện tích canh tác đạt 2000 hecta đất canh tác ( bao gồm chuyên canh lẫn vườn tạp).
+ Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng doanh nghiệp chúng tôi đã hợp tác với một số nguồn quỹ để hỗ trợ nông dân , ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân, đầu tư giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật,…
PV: Xin ông chia sẻ những khó khăn, thuận lợi từ khi gắn bó với “ Cây Gấc” ?
- Ngay từ khi bắt tay vào triển khai dự án Gấc, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn như:
+ Cây Gấc tuy có ở Vn từ hơn 1000 năm nay, nhưng nó không được trồng phổ biến như cây lúa, cây ngô. Cho nên, khi triển khai xây dựng vùng nguyên liệu chế biến xuất khẩu người dân còn rất bỡ ngỡ “ không biết trồng rồi bán cho ai”.
+ Đất đai trồng manh múm, không quy hoạch được vùng trồng rất khó để triển khai, giám sát, quản lý nguồn nguyên liệu. Dẫn đến, chúng tôi phải tốn rất nhiều về chi phí : Chi phí hỗ trợ nông dân, chi phí cải tạo đất, chi phí vận chuyển,…).
+ Nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của chúng tôi.
+ Trong khi đó, ngay từ ban đầu triển khai trồng chúng tôi đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, các nhà máy chúng tôi phải đảm bảo rằng giá không đổi, chất lượng tốt nhất, sản lượng ổn định,…Chúng tôi mới đáp ứng được 15-20% nhu cầu cho đối tác xuất khẩu mà thôi.
- Điểm thuận lợi mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là:
+ Dự án chúng tôi hình thành trên cơ sở khuyến khích và đầu tư đặc biệt ưu đãi khi phát triển nguồn nguyên liệu dược, cụ thể tại quyết định số: 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ.
+ Với mô hình dự án này, cây gấc có thể thích nghi với mọi loại đất như: đất bạc màu, đất canh rạch, đất đầm ao hồ, đất ven sông ven suối, đất rừng,..chi phí canh tác thấp, trồng 1 lần mà thu hoạch nhiều năm.
+Với đặc điểm sinh thái của cây Gấc nói trên, khi tiếp cận quỹ đất cũng như nhiều địa phương rất hoan nghênh , ủng hộ và tạo điều kiện để triển khai cây trồng mới này.
+ Cây trồng này có nhiều điều thú vị như vậy, cho nên ngay từ ban đầu dự án triển khai chúng tôi nhận được rất nhiều cơ quan ban ngành, các nhà khoa học hỗ trợ mọi mặt để triển khai và nhân rộng mô hình này.
Xin trân trọng cảm ơn Ông!
Thanh Trần - tieudung24g.net