Thứ 2, 25/11/2024, 13:16 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dự báo đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu Da - giày đạt 30 tỷ USD

Dự báo đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu Da - giày đạt 30 tỷ USD
(Tieudung.vn) - Dự kiến năm 2025 Việt Nam đạt sản lượng trên 2 tỷ đôi giày, dép, với kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2035, Việt Nam có thể sản xuất trên 3 tỷ đôi giày, dép, đạt kim ngạch xuất khẩu 45 tỷ USD.

Đó là định hướng của Bộ Công thương đề ra trong văn bản “Quy hoạch phát triển tổng thể Ngành Da – giày Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2035” tại Hội nghị Quốc tế xúc tiến xuất khẩu Ngành Da - giày dệt may 2017 vừa tổ chức sáng 15/3.

Trong năm vừa qua, Ngành Da - giày xuất khẩu đạt 16,2 tỷ USD chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng và thứ 2 thế giới về trị giá xuất khẩu. Giai đoạn 2011-2015, ngành có tốc độ tăng trưởng 15-20% mỗi năm và tăng 8,8% năm 2016.  Tính đến năm 2016, Việt Nam có gần 1700 doanh nghiệp da giày (trong đó có khoảng 800 doanh nghiệp lớn) sử dụng 1,2 triệu lao động trực tiếp. Trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng 75% lao động thực hiện 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Hiện tại, sản phẩm da giày Việt Nam đã xuất khẩu tới gần 50 nước với các chính là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… Hầu hết sản phầm của Việt Nam có chất lượng tốt, được nhiều nước chấp nhận, nhiều thương hiệu nổi tiếng được sản xuất tại Việt Nam cho thị trường xuất khẩu, gồm 60% là giày vải và giày thể thao và 37%  giày da có chất lượng cao.

Dự báo năm 2017, thị trường thế giới có dấu hiệu phục hồi tại Mỹ và Châu Âu, trong khi chi phí sản xuất tăng lên tại Trung Quốc đã khiến đơn hàng nhập khẩu da giày của thế giới có xu hướng chuyển sang sản xuất tại Việt Nam. Làn sóng đầu tư mới trong nước và nước ngoài đã tăng lên đáng kể khi Việt Nam ký hiệp định FTA, thu hút nguồn vốn mở rộng sản xuất và xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Mô tả ảnh
Sản xuất da giày đang là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh minh họa

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng vụ công nghiệp nhẹ - Bộ Công thương cho biết : “ Trong nhiều năm tới, Ngành Da - giày phát triển nhanh nhưng phải đảm bảo tính ổn định và bền vững, trên cơ sở hội nhập sâu vào thương mại thế giới, từ đó huy động nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngoài, triệt để khai thác lợi ích từ các hiệp định FTA đã  ký kết để mở rộng thị trường xuất khẩu và đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước.”

Ngoài ra, Ngành Da - giày cần thực hiện tái cơ cấu sản xuất theo hướng tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, trong đó ưu tiên cho sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao tỷ trọng lên nội địa hóa và giảm dần các hình thức gia công đơn giản, tăng khả năng thiết kế và tự cung cấp nguyên phụ liệu.

Ông Dũng khẳng định, trong các năm tới, nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, Ngành Da- giày Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ phụ thuộc rất lớn và nguyên phụ liệu nhập khẩu và khó có thể thực hiện các mục tiêu Quy hoạch. Ngành cần thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất da thuộc, vải giả da trắng PU và các nguyên liệu, phụ kiện khác.

Theo đó, Bộ Công thương sẽ xem xét kiến nghị Nhà nước dành các khu/cụm công nghiệp chuyên ngành sản xuất nguyên liệu cho da giày, với một phần hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Riêng Ngành Da- giày cần thức đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất da thuộc, vải  giả da tráng PU và các nguyên liệu, phụ kiện khác, ông Phan Chí Dũng, cho biết.

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.71142 sec| 777.844 kb