Thứ 6, 22/11/2024, 05:47 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Du lịch Việt Nam: Thiếu nụ cười, thiếu cả vòng tay

Du lịch Việt Nam: Thiếu nụ cười, thiếu cả vòng tay
(Tieudung.vn) - Hội thảo về “Chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch” do Tổng cục Du lịch tổ chức nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém nâng cao năng lực cạnh tranh để du lịch đột phá, diễn ra ngày 29-8 tại Hà Nội.

ảnh 1

Người dân địa phương tham gia trực tiếp vào việc cấu thành sản phẩm du lịch

 

Thiếu chuyên nghiệp: Từ cái hóa đơn 

Tại hội thảo, các doanh nghiệp trực tiếp nêu lên những vấn đề khó khăn khi đưa đoàn khách đến điểm du lịch. Ông Trịnh Minh Tú, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Toserco (Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội) đi thẳng vào vấn đề với mong muốn, quá trình đưa đoàn đến các điểm đến, doanh nghiệp mong muốn được ứng xử chuyên nghiệp.

Ông Trịnh Minh Tú nêu ví dụ: “Theo quy định của Bộ Tài chính, thanh toán tiền vé thắng cảnh Vịnh Hạ Long nếu từ 20 triệu trở lên thì phải chuyển khoản. Tuy nhiên, khi đưa đoàn khách đến Vịnh Hạ Long, chúng tôi đã liên hệ rất nhiều kể cả bằng , công văn tới UBND TP Hạ Long yêu cầu cung cấp số tài khoản để chúng tôi được phép thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước mà hơn một năm nay vẫn không có phản hồi nào cả”.

Điều đó thể hiện tính chuyên nghiệp đã và đang như thế nào, bởi đến bây giờ doanh nghiệp rất khó khăn. Doanh nghiệp phải cầm tiền mặt giao trực tiếp cho hướng dẫn viên xuống mua vé với một số lượng tiền lớn thì nảy sinh hai vấn đề: một là không đảm bảo về an toàn, hai là không đúng quy định của Bộ Tài chính.

“Thiếu nụ cười thì bổ sung nụ cười, thiếu cái bắt tay lịch thiệp lẫn vòng tay thân thiện thì bổ sung cái bắt tay, hình ảnh thân thiện; hiếu khách của điểm đến là vô cùng quan trọng, phải cải thiện trước mắt… Chuyên nghiệp hóa phải bắt đầu từ những chi tiết nhỏ”.

Ths. Trịnh Lê Anh (Phó Chủ nhiệm bộ môn Quản trị sự kiện, trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân Văn)

Một điểm nữa khiến ông Trịnh Minh Tú nói lên nỗi bức xúc của doanh nghiệp làm du lịch khi đưa đoàn khách đến di sản thế giới Bái Đính Tràng An cũng gặp phải rất nhiều vấn đề về hóa đơn, chứng từ. Ông Trịnh Minh y tỏ: “Mặc dù chúng tôi liên hệ với đơn vị quản lý hay trực tiếp làm việc với Cục thuế tỉnh Ninh Bình mà chưa có biện pháp khả dĩ hơn trong việc các điểm đến ứng xử với công ty lữ hành”.

Phản hồi ý kiến của doanh nghiệp, ông Vũ Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long nói: “Ngay trong hôm nay tôi sẽ liên hệ về các đơn vị liên quan vì đây là vấn đề tiền nong, có thể từ thuế, từ Ban quản lý Vịnh Hạ Long, các nhà hàng, khách sạn… Tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có câu trả lời; vì mang tính chất chuyên nghiệp thì cũng phải dứt điểm”.

Mô tả ảnh
Người dân địa phương tham gia trực tiếp vào việc cấu thành sản phẩm du lịch.

Chuyên nghiệp hóa: Phải từ những chi tiết nhỏ

Tháng 8, vốn là tháng thấp điểm, nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt tới 8.472.397 lượt trong tháng 8-2017, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2016; khách du lịch nội địa ước đạt 52,8 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 335.840 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ.

Ths. Trịnh Lê Anh, Phó Chủ nhiệm bộ môn Quản trị sự kiện, trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân Văn cho biết: “Hiện nay, du lịch Việt Nam “cầu” đến rất nhiều nhưng ai cũng kêu “cung”, bản thân khách nội địa cũng kêu. Câu chuyện sản phẩm là câu chuyện thức thời”.

Yếu tố tham gia của người dân địa phương tác động rất nhiều tới chuyên nghiệp hóa trong sản phẩm du lịch. Ths. Trịnh Lê Anh khẳng định: “Ngành Du lịch cần một lượng nhân sự lớn và chuyên nghiệp, lượng nhân sự này không chỉ đến từ địa phương nhưng không từ chối được địa phương. Gần như người ta không thể bê một lượng nhân sự rất chuyên nghiệp ở nơi khác đến địa phương và chỉ làm mà tách khỏi địa phương”.

Người dân địa phương tham gia rất nhiều trong việc cấu thành sản phẩm du lịch. Họ góp phần tạo nên bộ mặt điểm đến với những văn hóa đặc trưng, lao động trực tiếp trong ngành Du lịch, đặc biệt một lực lượng lớn tham gia vào chuỗi cung ứng tại địa phương như bán hàng, cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ du khách…

Muốn phát triển tốt hơn sự tham gia ấy, phải chú ý một số khâu. Cụ thể, nhân sự nội địa 100% không phải một ý tưởng hay. Khâu nhân sự lõi thì không nhất thiết phải là người dân địa phương, hầu hết nhân sự trong khách sạn 5 sao ở địa phương đều được đào tạo bài bản đều đến từ rất nhiều nơi trên thế giới và khắp mọi miền Tổ quốc. Khi nhân sự ở địa phương không phải đội ngũ phục vụ trực tiếp, hóa ra điều đó khó mà lại thành dễ.

Dễ bởi họ không tham gia vào khâu lõi, ví như nấu được một đạt chuẩn của khách sạn 5 sao phải là một đầu bếp quốc tế người Phillipine, Pháp sang nấu… Nhân sự người địa phương đóng vai trò tiếp đón thì tinh chỉnh rất dễ. Một câu chuyện về chất xám nến nhìn thẳng, nếu địa phương không thực sự tinh mà chuyên nghiệp thì hãy cho họ làm khâu đơn giản. Khâu nào người dân địa phương tham gia được thì không nên gây sức ép cho họ, hãy khuyến khích người dân.

Đồng thời, thái độ đón tiếp của địa phương dứt khoát phải cải thiện. Khái niệm sự sẵn sàng đón tiếp là một khái niệm vô cùng quan trọng trong chuyên nghiệp hóa sản phẩm du lịch ở mỗi điểm đến. Du lịch Việt Nam hiện nay cần xem sự sẵn sàng đón tiếp ở từng địa phương cụ thể còn yếu và thiếu ở cái điểm gì? Rõ ràng, câu chuyện về nguồn cung du lịch yếu và thiếu chưa bao giờ hết “nóng”. Một phần quan trọng là câu chuyện về tính chuyên nghiệp hóa sản phẩm du lịch, việc không thể chờ đến khi khách du lịch tuyên bố: “Không bao giờ trở lại!”. 

Tags:
Theo ANTĐ
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.65569 sec| 794.047 kb