![]() |
Các bị cáo nghe đại diện VKS nêu quan điểm buộc tội. |
Ngày 16/8, phiên tòa xét xử sai phạm gây hậu quả 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) do Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) cùng 35 đồng phạm gây ra, tiếp tục với phần nêu quan điểm và luận tội của đại diện VKS đối với các bị cáo.
Bị cáo Danh là chủ mưu phải chịu trách nhiệm chính
Theo đại diện VKSND TP.HCM (thừa ủy quyền VKSND Tối cao) tại phiên tòa, cho rằng đây là vụ án lớn nhất với số tiền thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng, xuất phát từ một ngân hàng thương mại được kiểm soát, giám sát với mục tiêu để xây dựng một ngân hàng thương mại phát triển nhưng đã trở thành một ngân hàng thua lỗ và nợ nần.
Dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Công Danh, VNCB không phát triển mà còn đi xuống trầm trọng. Từ một ngân hàng lỗ ít, đến cuối năm 2012 số tiền lỗ đã tăng lên, và đến thời điểm vụ án bị khởi tố là lỗ đến 18.000 tỷ, số dư nợ phải trả là 18.000 tỷ trong khi số tiền ngân hàng này có chỉ là 16.000 tỷ đồng.
Để chặn lại những hậu quả xảy ra tiếp với Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Nhà nước đã mua lại ngân hàng này với giá 0 đồng.
Đại diện VKS cũng nhắc lại quá trình xảy ra vi phạm của các bị cáo đối với cả 2 hành vi: "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng".
Kết quả thẩm vấn và xét hỏi cho thấy, sau khi tiếp nhận điều hành Đại Tín trong tình trạng vốn sở hữu bị âm và lỗ lũy kế, nợ xấu tăng, thanh khoản giảm. Để duy trì hoạt động, Phạm Công Danh đã chi lãi suất ngoài lên tới 4%/tháng.
Danh đã bổ nhiệm Phan Thành Mai làm Tổng giám đốc, sau đó phân công các nhân viên từ bảo vệ, lái xe của ngân hàng để thực hiện hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật, rút tiền của VNCB, câu kết với Nguyễn Việt Hà để rút 900 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư vốn.
Sau khi trừ các giá trị tài sản thế chấp, số tiền gây thiệt hại cho ngân hàng là hơn 9.100 tỷ đồng. Theo đó, các bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho VNCB tương xứng đối với hành vi của các bị cáo gây ra.
Trong đó, Phạm Công Danh là người chủ mưu, chỉ đạo hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo khác. Do vậy Danh phải chịu trách nhiệm đối với số tiền thiệt hại đối với VNCB là hơn 9.000 tỷ đồng.
Đại diện VKS cũng khẳng định hành vi của các bị cáo, đúng như cáo trạng truy tố là đúng người đúng tội. Tuy nhiên trong quá trình xem xét mức án VKS cũng cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo.
Đề nghị khởi tố Trang ‘phố núi’ và Chủ tịch Quỹ Lộc Việt
Đặc biệt trong phiên xét xử hôm nay, VKS nhận định mối quan hệ giữa ông Danh và bà Trần Ngọc Bích chưa được làm rõ. Tại tòa bà Bích khẳng định mình chỉ cho bà Phạm Thùy Trang (Trang "phố núi") vay tiền, còn không biết ông Danh là ai. Trong khi đó bị cáo Danh khẳng định mình chỉ vay tiền của Bích thông qua sự giới thiệu của Phạm Thùy Trang.
Hiện Phạm Thùy Trang đã xuất ngoại nên chưa thể lấy lời khai của Trang. Tuy nhiên dựa vào hồ sơ vụ án và lời khai các bị cáo tại phiên tòa, HĐXX cho rằng có đủ căn cứ kết luận Trang là người trực tiếp giúp sức cho ông Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng. Vì vậy VKS kiến nghị HĐXX khởi tố vụ án, khởi tố bị can Phạm Thùy Trang.
Đối với ông Nguyễn Việt Hà (Chủ tịch Quỹ Lôc Việt), tuy không có mặt tại tòa, căn cứ hồ sơ vụ án, lời khai tại phiên tòa, việc Tập đoàn Thiên Thanh phát hành trái phiếu, ông Hà không thể không biết quy trình phát hành cũng như ủy thác và nhận ủy thác.
Vì vậy đề nghị HĐXX cần xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Hà bởi đã giúp sức Phạm Công Danh rút ra k- làm đại diện)..