Dàn máy lạnh ngoại nhập phải bỏ vì chi phí sửa chữa qua cao, riêng thay bộ điều khiển phần mềm đã hơn 100 triệu đồng. |
Một máy điều hòa không khí trên toa tàu trước đây phải nhập trọn bộ từ đối tác giá 600-750 triệu đồng/bộ/toa xe. Chi phí đắt và sửa chữa thì cực kỳ khó khăn vì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Trước tình hình đó, tháng 10/2016 đội ngũ kỹ sư cùng các công nhân của Xí nghiệp toa xe đã mạnh dạn thì điểm thiết kế bộ khung và mua phần lõi về lắp khiến giá thành của mỗi máy điều hòa không khi trên mỗi toa tàu chỉ còn khoảng 350 triệu đồng. Kết quả là 23 bộ thiết bị điều hòa đã được đưa vào sử dụng, hiện hoạt động rất tốt.
Dàn máy điều hòa tự sản xuất, chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập, nhưng chi phí chỉ bằng một nửa. |
Theo ông Đào Văn Sơn- Phó Giám đốc phụ trách Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn, ngoài chất lượng không thua kém gì hạng ngoại nhập nhưng điều quan trọng hơn đó là các nhân viên của mình hoàn toàn kiểm soát được trong khi vận hành, nếu như xảy ra tình trạng hỏng hóc sẽ chủ động thay thế được ngay. Ví như hiện nay, máy điều hòa nhập từ Mỹ hay Nhật trong khi sử dụng mà hư hỏng, cần phải thay linh kiện thì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, vừa mất thời gian chờ đợi lại vừa rất tốn kém về kinh phí thay thế.
“Để lắp đặt được dàn máy lạnh trên toa tàu này là cà một “cuộc chiến” khốc liệt với nhà cung cấp. Khi biết được thông tin Xí nghiệp không mua hàng mà tự sản xuất dàn máy lạnh, thì việc mua linh kiện của Xí nghiệp bị “phong tỏa” toàn bộ, đi đến đâu cũng nhận được những cái “lắc đầu”, buộc Xí nghiệp phải cử nhân viên đi mua riêng lẻ và mua ở các địa phương khác”, ông Sơn cho biết.
Máy nước nóng Trung Quốc được ngành đường sắt nhập về giá 60 triệu đồng một bộ. |
Tự sản xuất máy nước nóng tổng chi phí một bộ chỉ hết 15 triệu đồng. |
Một sáng kiến nữa cũng mang lại hiệu quả cao đó là Xí nghiệp tự sản xuất bình nước nóng. Trước đây, loại bình này phải nhập từ Trung Quốc với giá lên đến 60 triệu đồng/bình, nhưng thường xuyên bị hư hỏng và rất khó tìm thiết bị thay thế. Hiện nay, Xí nghiệp đã tự mua thiết bị và sản xuất thành một bình hoàn chỉnh mà giá thì rẻ đến bất ngờ, chỉ 15 triệu đồng/bình nhưng chất lượng vẫn đảm bảo và đặc biệt là kiểm soát được tình trạng hư hỏng và luôn có bình dự trữ, thay thế.
Nhà vệ sinh “cải tiến” được ngành đường sắt mới lắp đặt giá 200 trồng một bộ, hiện các nhân không dám cho khách hàng sử dụng vì quá tệ. |
Không dừng lại ở đó, hiện tại Xí nghiệp đang thiết kế lại nhà vệ sinh trên tàu cho phù hợp với mỹ quan và công năng. Đây là một trong những “điểm tối” của đường sắt suốt thời gian qua. Dù mới đây đã được ngành đường sắt đầu tư mới gần 200 triệu đồng/nhà vệ sinh nhưng khách hàng vẫn không thể dùng được. Nguyên nhân vì quá bẩn, mất vệ sinh và mất mỹ quan. Hành khách đi tàu phản ảnh rất mạnh mẽ vì nhà vệ sinh quá tệ. Nhiều khi nhân viên toa xe phải đóng cửa toa lét và nói dối là nhà vệ sinh hư.
Xí nghiệp đang làm mới nhà vệ sinh với thiết bị của Việt Nam và chi phí rẻ hơn. |
Ông Sơn cho biết, hiện nay, Xí nghiệp đang tiến hành sản xuất đồng loạt các thiết bị này để dần thay thế hàng ngoại nhập cho các toa xe của mình.
“Thời gian qua đội ngũ cán bộ và công nhân, kỹ sư được đã nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu ứng dụng các cách làm phù hợp để sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng trên tàu đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân lao động, có thu nhập ổn định. Quan trọng hơn đó là phát huy được tinh thần làm việc hăng say và trách nhiệm của đội ngũ công nhân lao động, Ban lãnh đạo Xí nghiệp tôn trọng và khích lệ khả năng sáng tạo, kịp thời khen thưởng những sáng kiến của cán bộ công nhân viên”, ông Sơn chia sẻ.