Thứ 4, 16/10/2024, 09:14 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

THACO với chiến lược nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, xuất khẩu sản phẩm ô tô và linh kiện phụ tùng

THACO với chiến lược nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, xuất khẩu sản phẩm ô tô và linh kiện phụ tùng
(Tieudung.vn) - Hiện nay, các sản phẩm ô tô do THACO sản xuất đã đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 15-25% đối với xe con, 35-45% đối với xe tải và 60% đối với xe bus

Hiện nay, việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với lĩnh vực , nội địa hóa được hiểu là hoạt động nhằm gia tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước cho ô tô và các loại linh kiện phụ tùng để thay thế phần giá trị nhập khẩu.

Mô tả ảnh
Cảng Chu Lai - nơi xuất khẩu sản phẩm Thaco sang nước ngoài

Đây là một trong những bài toán khó trong quá trình phát triển bền vững của ngành mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong nước đều gặp phải. Tuy nhiên, trong bối cảnh thuế suất nhập khẩu ô tô khu vực ASEAN đã về 0%, đang gây một sức ép đáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước, thì việc tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là tăng tỷ lệ nội địa hóa trên 40% để được hưởng thuế suất 0%, gia tăng xuất khẩu (theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- ATIGA mà Việt Nam là thành viên) là con đường tất yếu để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mô tả ảnh
KCN cơ khí và ô tô Chu Lai - Trường Hải.

Là nhà sản xuất ô tô hàng đầu Việt Nam, có tiềm lực mạnh và đầu tư sản xuất với quy mô lớn, THACO là một trong những doanh nghiệp đã chủ động xây dựng chiến lược một cách bài bản để tiếp tục phát triển bền vững. Nâng cấp công nghệ, đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, đẩy mạnh kinh doanh linh kiện phụ tùng, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là những bước đi của THACO trong bối cảnh hội nhập.

Ông Phạm Văn Tài - Tổng giám đốc THACO cho biết: “Nội địa hóa là bài toán khó đối với doanh nghiệp ô tô, bởi vì nội địa hóa cần bí quyết công nghệ và sản lượng lớn, trong khi dung lượng thị trường Việt Nam còn tương đối nhỏ. Tuy nhiên, chỉ khi gia tăng tỷ lệ nội địa hóa mới đảm bảo cho doanh nghiệp làm chủ sản xuất, thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm”.

Mô tả ảnh
Robot hàn ống xả ô tô - sản phẩm xuất khẩu của Tổ hợp cơ khí Thaco

Từ thực tế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và thực tiễn sản xuất kinh doanh, THACO đã đặt mục tiêu nội địa hóa và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ rất sớm. Bên cạnh các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, từ nhiều năm trước, THACO đã đầu tư xây dựng cụm nhà máy công nghiệp hỗ trợ tại Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai - Trường Hải với nhiệm vụ chính là sản xuất các linh kiện - phụ tùng phục vụ cho sản xuất ô tô, cung cấp cho các đối tác, đồng thời xuất khẩu sang thị trường thế giới

Phương thức để thực hiện chiến lược này là: Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang sản xuất công nghiệp; mời gọi đầu tư vào Khu phức hợp; liên doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác có công nghệ phù hợp để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay tại Khu phức hợp có 5 nhà máy lắp ráp ô tô và 15 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, linh kiện cơ khí, máy nông nghiệp… với các dây chuyền thiết bị hiện đại được chuyển giao từ các đối tác Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, THACO đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực logistics, thành lập các công ty vận tải đường bộ, vận tải biển và cảng Chu Lai, cung cấp chuỗi dịch vụ logistics trọn gói, khai thác các tuyến hàng hải trực tiếp từ các cảng biển Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc về Chu Lai, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của THACO và các doanh nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai cũng như khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Mô tả ảnh
Robot sơn linh kiện nhựa - sản phẩm xuất khẩu của Thaco

Để chuẩn bị cho hội nhập, từ năm 2017, THACO bắt đầu một chu kỳ đầu tư phát triển mới với mục tiêu chiến lược: xây dựng Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai - Trường Hải trở thành Trung tâm cơ khí - ô tô và công nghiệp hỗ trợ mang tầm khu vực. Bên cạnh việc nâng cấp các nhà máy hiện hữu, THACO đã tiếp tục đầu tư mới các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, gồm: nhà máy xe tải mới; Nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda hiện đại nhất Đông Nam Á, dây chuyền tự động hóa hoàn toàn, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Mazda Nhật Bản; Nhà máy xe bus cao cấp có quy mô và công nghệ hiện đại nhất khu vực ASEAN… Đối với mảng công nghiệp hỗ trợ, THACO tiếp tục thực hiện đầu tư chiến lược để gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước bằng các phát triển nhà máy công nghiệp hỗ trợ mới như: nhà máy linh kiện nhựa; Nhà máy sản xuất máy lạnh xe tải, xe bus; Nhà máy sản xuất khung gầm xe bus; Nhà máy sản xuất ống xả ô tô; Nhà máy sản xuất xy lanh thủy lực; Nhà máy sản xuất mâm ô tô; Nhà máy sản xuất thùng nhiên liệu ô tô; Các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng cho xe du lịch và các linh kiện cơ khí khác ngoài ngành ô tô. Đặc biệt, THACO mở rộng sản xuất các thiết bị cơ khí nông nghiệp, cơ khí xây dựng và thiết bị cơ khí công nghiệp khác.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu riêng lẻ của từng khách hàng, THACO đầu tư xây dựng Trung tâm R&D nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm ô tô, linh kiện phụ tùng, đồng thời mở rộng nghiên cứu phát triển các thiết bị cơ giới nông nghiệp, thiết bị cơ khí xây dựng và thiết bị công nghiệp khác. Song song đó, doanh nghiệp còn xúc tiến liên doanh, liên kết với các đối tác để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm và nhận hỗ trợ kỹ thuật sản xuất linh kiện phụ tùng của các loại xe tải, bus dựa trên công nghệ chuyển giao từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Chiến lược nội địa hóa được thực hiện theo lộ trình: ưu tiên các sản phẩm có sản lượng lớn, cồng kềnh (chi phí vận chuyển cao), có sẵn nguồn nguyên vật liệu trong nước, các nhóm sản phẩm cùng công nghệ và được Chính phủ ưu tiên phát triển. Đối với các dòng xe tải, bus, sẽ đẩy mạnh nội địa hóa các linh kiện có giá trị và yêu cầu công nghệ cao như khung chassis, mâm xe, thùng nhiên liệu, hệ thống khí nén (gồm bình khí nén và hệ thống đường ống), két nước làm mát, cửa, capo…

Mô tả ảnh
Một số sản phẩm linh kiện phụ tùng xuất khẩu của Thaco.

Hiện nay, các sản phẩm ô tô do THACO sản xuất đã đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 15-25% đối với xe con, 35-45% đối với xe tải và 60% đối với xe bus. Đặc biệt, xe bus THACO được định vị là sản phẩm thương hiệu Việt đã được THACO xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines và tiếp đến sẽ là thị trường Campuchia, Singapore và Đài Loan. Đối với xe du lịch, doanh nghiệp đang thực hiện kế hoạch xuất khẩu xe du lịch Kia Sedona sang thị trường Thái Lan và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xe du lịch Mazda và Peugeot để xuất khẩu sang các nước ASEAN vào năm 2020.

Sản phẩm máy nông nghiệp đã được THACO sản xuất từ năm 2017, trong đó sẽ nội địa hóa dòng máy kéo KAM50, bước đầu sẽ tự sản xuất nội địa tại Chu Lai gần 200 chi tiết linh kiện bao gồm linh kiện nhựa, linh kiện cơ khí, ghế ngồi, dây diện, đèn xe… với tỷ lệ nội địa hóa 50%. Trong sản xuất linh kiện phụ tùng, THACO đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất các linh kiện như kính, ghế, nhíp, dây điện, linh kiện cơ khí (thùng xe, ống xả, ty ben, khung xương xe bus, các linh kiện đột dập…), linh kiện nhựa (cản nhựa, linh kiện nhựa nội thất…), hệ thống máy lạnh, linh kiện composite...

Nội địa hóa chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành ô tô có thể làm chủ công nghệ, quản trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ chủ động được nguồn cung ứng vật tư, linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất và gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đối với THACO, lộ trình nội địa hóa được thực hiện một cách bài bản với các bước đi và giải pháp cụ thể và đã đạt được những kết quả khả quan, từ đó đóng góp thiết thực cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, tạo động lực kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Con đường khởi nghiệp và những điều cần biết
(Tieudung.vn) Khởi nghiệp luôn là một giấc mơ cháy bỏng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên,...
 
Thêm 9 dự án vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp xanh
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...
 
Lộ diện 13 dự án đầu tiên vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...

Thương hiệu

Biti’s Hunter thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu, tiên phong cùng thế hệ trẻ
(Tieudung.vn) Ngày 11/10, Biti’s Hunter chính thức “chuyển mình”, thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu với tinh...
 
Hướng tới Net Zero: Nhiều doanh nghiệp Việt tạo đột phá với sản xuất xanh
(Tieudung.vn) Nhiều doanh nghiệp Việt đang tạo đột phá nhờ đầu tư công nghệ cao vào sản xuất và...
 
Fujiwa Việt Nam kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường
(Tieudung.vn) Dày công nghiên cứu và đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất nước...

Tin Doanh nghiệp

(Tieudung.vn) Ngày 23/10, tại TP Hồ Chí Minh, 1C Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo "Thay giáp" doanh nghiệp...
 
Long An tiếp tục xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, thúc đẩy hợp tác quốc tế
(Tieudung.vn) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ...
 
Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam và vai trò của HTBC
(Tieudung.vn) Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày doanh nhân Việt Nam ngày 13/10, tại TP Hồ Chí Minh,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.21007 sec| 892.906 kb