Thứ 2, 07/04/2025, 01:15 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Doanh nghiệp Nhật Bản nối nhau rời đi khỏi Trung Quốc

Doanh nghiệp Nhật Bản nối nhau rời đi khỏi Trung Quốc
(Tieudung.vn) - Gần đây, Nhật Bản quyết định trợ cấp 653 triệu USD cho một nhóm 87 công ty để mở rộng sản xuất tại quê nhà và Đông Nam Á. Điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang cố bớt phụ thuộc vào Trung Quốc ra sao.

Cụ thể, 57 công ty sẽ mở thêm nhà máy tại Nhật Bản, 30 doanh nghiệp còn lại sẽ mở rộng sản xuất ở các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Myanmar và Thái Lan. Khoảng 70% số công ty này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với hơn 2/3 tham gia sản xuất cung ứng vật tư y tế.

Theo các quan chức Nhật Bản, chính phủ đang soạn thảo một bản danh sách công ty nhận hỗ trợ đợt 2 với các khoản hỗ trợ tương tự như đợt đầu tiên. Một khảo sát của Teikoku Databank, một nhà nghiên cứu tín dụng hàng đầu Nhật Bản, cho thấy có 13.685 công ty Nhật Bản tại Trung Quốc vào cuối tháng 5 năm 2019, giảm từ 13.934 trong cuộc khảo sát trước đó được thực hiện vào năm 2016. Vào lúc cao điểm năm 2012, có tới 14.394 doanh nghiệp Nhật Bản triển khai hoạt động tại Trung Quốc.

Doanh nghiệp Nhật Bản nối nhau rời đi khỏi Trung Quốc

Nhiều công ty Nhật Bản đã và đang di chuyển trụ sở từ Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á. Ảnh: SCMP

Theo tạp chí Trung Quốc Caijing, đứng giữa cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, và chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID, các đại gia sản xuất máy in của Nhật Bản gồm Brother, Kyocera và Fuji Xerox đang di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tập đoàn Sharp cũng chuẩn bị di dời một phần dây chuyền sản xuất máy in đa chức năng từ tỉnh Giang Tô sang Thái Lan, mặc dù những động thái này không liên quan đến các chương trình trợ cấp.

Động thái này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có đang cố gắng giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc hay không.

Đại dịch COVID đã khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, và tình trạng này đã khiến nhiều công ty và quốc gia nhận ra một điều: họ đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc. Trong khi không phải tất cả các doanh nghiệp tham gia vào nhóm dịch chuyển đầu tiên đều có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, thì động thái này của phía Nhật đã làm dấy nên mối lo ngại ở đất nước đông dân thế giới.

Mặc dù các công ty liên quan trong đợt hỗ trợ này ước tính chưa chiếm tới 1% tổng tổng giá trị vốn đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc, và sẽ không tạo ra tác động kinh tế ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu xu hướng này tiếp tục, thì có thể làm lung lay mô hình tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc và có khả năng tạo nên những vùng trũng trong nền công nghiệp tại đây.

Theo ông Hideo Kawabuchi, phó tổng giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Bắc Kinh, một tổ chức chính phủ Nhật chuyên thúc đẩy thương mại và đầu tư đến và đi từ Nhật Bản, mục đích chính của các khoản trợ cấp là đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật và khiến doanh nghiệp nước này dễ thích nghi hơn, thay vì tập trung rút khỏi Trung Quốc.

Doanh nghiệp Nhật Bản nối nhau rời đi khỏi Trung Quốc

Vận chuyển thiết bị sản xuất khẩu trang vào nhà máy thiết bị gia dụng Iris Ohyama ở Kakuda, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 20/ 5. Ảnh: Reuters.

Cũng theo ông Kawabuchi, chính sách này không bắt buộc và quyết định di dời các nhà máy khỏi Trung Quốc tùy thuộc vào quyết định của từng công ty.

Hàng hóa điện tử, và phụ tùng ô nhập nhập khẩu vào Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào các cơ sở cung cấp tại Trung Quốc, nhưng hoạt động sản xuất tại đây đã bị gián đoạn vào đầu năm nay, kéo theo sự trì trệ trong hoạt động sản xuất tại Nhật Bản. Mặc dù tỷ lệ của các bộ phận nhập khẩu không lớn, ngành công nghiệp xe hơi có một hệ thống sản xuất phức tạp và chuỗi cung ứng tập trung, có nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể khiến toàn bộ dây chuyền sản xuất bị đình trệ.

Tháng trước, sách trắng thương mại thường niên của Nhật Bản cũng cho biết các công ty ở vị trí thượng nguồn của chuỗi cung ứng dễ bị ảnh hưởng khi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc gián đoạn. Vì vậy, Nhật Bản cần xây dựng lại chuỗi cung ứng hiệu quả hơn để chuẩn bị và đối phó với một cuộc khủng hoảng khác trong tương lai.

Động thái này của chính phủ Nhật Bản đến vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. Vào tháng 4, cùng ngày Nhật Bản đã công bố kế hoạch trợ cấp của mình, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói rằng Mỹ nên thanh toán chi phí di chuyển của một công ty Mỹ mong muốn di dời khỏi Trung Quốc. Đối với một số người, việc các doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển khỏi Trung Quốc được coi là một bước để giảm bớt sự phụ thuộc vào nước này và gia nhập mặt trận thống nhất chống lại Bắc Kinh với Washington.

Doanh nghiệp Nhật Bản nối nhau rời đi khỏi Trung Quốc

Do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19, một số công ty lớn trong lĩnh vực in ấn của Nhật Bản như Brother, Kyocera và Fuji Xerox đã dần chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Giống như các công ty quốc tế khác đang tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, hầu hết các công ty Nhật Bản hoạt động tại đây đều phục vụ cho nhu cầu của nội địa. Ngay cả khi kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong vài năm qua, và dự đoán sẽ còn tăng trưởng chậm hơn trong thập kỷ tới khi họ vật lộn với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học và gánh nặng nợ tăng đáng kể, người ta kỳ vọng là nhu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ cao và quy mô thị trường tại Trung Quốc vẫn sẽ tăng cao.

Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 4 của JETRO với 424 công ty Nhật Bản có trụ sở ở miền đông Trung Quốc, 86% số người được hỏi cho biết họ không có kế hoạch thay đổi chuỗi cung ứng hoặc chuyển sang các nước khác. Trong số 361 doanh nghiệp được khảo sát ở miền nam Trung Quốc, 22,3% công ty Nhật Bản cho biết họ sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc trong tương lai và 8,6% cho biết họ sẽ giảm quy mô hoạt động tại nước này, trong khi 69,1% cho biết họ đang quan sát và quan điểm của họ "vẫn chưa rõ ràng".

"Các công ty Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ mối quan hệ đang thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến lược kinh doanh của họ dựa trên từng quốc gia và nền kinh tế riêng biệt. Đối với họ, hiện tại không phải tình huống buộc họ phải chọn bên Trung Quốc hay bên Mỹ, ông Kawabuchi nói.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: Sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới
(Tieudung.vn) Lễ Công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) không chỉ là một sự kiện thường niên,...
 
Masan MEATLife đặt mục tiêu 2025 tăng trưởng hai chữ số
(Tieudung.vn) Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Masan MEATLife (MML) khi doanh nghiệp đạt...
 
Doanh nghiệp bán lẻ nào đang sở hữu điểm bán quy mô hàng đầu Việt Nam?
(Tieudung.vn) Doanh nghiệp bán lẻ sở hữu điểm bán hàng đầu Việt Nam WinCommerce dự kiến đạt tăng...

Tin Doanh nghiệp

Nợ xấu của Sacombank có khả năng mất vốn lên đến 8.869 tỷ đồng, tăng 81%
(Tieudung.vn) Nợ có khả năng mất vốn tại Sacombank từ 4.900 tỷ đồng lên tới 8.869 tỷ đồng, tăng...
 
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: đâu là yếu tố “sống còn” cho doanh nghiệp
(Tieudung.vn) Tối 5/4, Viện Doanh Trí phối hợp với Câu lạc bộ CEO 1983 (Hội Doanh nghiệp trẻ Hà...
 
Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ
(Tieudung.vn) Chia sẻ góc nhìn về chính sách thuế đối ứng của Mỹ, PGS.TS Đào Ngọc Tiến chuyên...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.38113 sec| 872.063 kb