Thứ 6, 22/11/2024, 20:35 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 2: Đã “bị” biến thành của riêng

Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 2: Đã “bị” biến thành của riêng
(Tieudung.vn) - Kể từ năm 2004 TP Hồ Chính Minh mới có các quy định thống nhất về hành lang bảo vệ sông, kênh rạch. Cả trăm dự án bất động sản được cấp phép trước đó đã kịp cắt khúc, phân đoạn “băm nát” bờ sông Sài Gòn. Giá trị cảnh quan vô giá sông Sài Gòn đã bị các đại gia bất động sản “chiếm đoạt” để phục vụ cho số ít.

Dự án phủ kín, đường ven sông ở đâu?

Quận 2 là địa phương thụ hưởng giá trị cảnh quan do sông Sài Gòn mang lại lớn nhất, gần như cả quận đều được sông nước bao bọc. Trước khi có khu đô thị mới Thủ Thiêm thì những khu dân cư ven sông trên địa bàn các phường Thảo Điền, An Phú, An Bình đã nổi tiếng trên bất động sản.

Mô tả ảnh
Giá trị cảnh quan vô giá sông Sài Gòn đã bị các đại gia bất động sản “chiếm đoạt” để phục vụ cho số ít.

Theo một cựu quan chức từng làm việc trong ngành quy hoạch kiến trúc TP, trục cảnh quan ven sông Sài Gòn trên địa bàn quận 2, đoạn từ ngã ba sông Rạch Chiếc đến ranh giới khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được thành phố chú trọng và làm quy hoạch một cách kỹ lưỡng. Lúc đó, ven sông Sài Gòn phía quận Bình Thạnh là các khu dân cư hiện hữu lâu đời, trong khi phía quận 2 bấy giờ vẫn còn là ruộng đồng, dân cư thưa thớt, rất thuận tiện để thực hiện các ý tưởng quy hoạch. So với bây giờ, có thể tầm nhìn lúc đó còn hạn hẹp nhưng cách tiếp cận lúc đó phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện kinh tế, lúc ấy.

Về trục ngang, vuông góc với sông Sài Gòn là các tuyến đường để tạo lối tiếp cận sông. Về trục dọc, dọc theo sông Sài Gòn là một tuyến đường ven sông dài 8km (từ ngã ba sông Rạch Chiếc đến giáp ranh khu đô thị mới Thủ Thiêm). Các đồ án quy hoạch lúc đó tạo ra hành lang bảo vệ sông Sài Gòn là 20m, sẽ hình thành các tuyến đường ven sông, các tiện ích công cộng phục vụ cộng đồng như công viên cây xanh, khu vực tản bộ, hóng gió....  Sau hơn 20 năm kể từ khi các khu dân cư ven sông Sài Gòn trên địa bàn quận 2 hình thành, nhìn lại, khi đi vào thực tế, các quy hoạch thì đã bị biến dạng hoàn toàn. Đoạn từ cầu Sài Gòn đến giáp ranh khu đô thị mới Thủ Thiêm, các bất động sản đã ken dày mặt sông nhưng chưa hình thành tuyến đường ven sông. Rất nhiều dự án bất động sản được giao đất, doanh nghiệp tổ chức đền bù cho người có quyền sử dụng đất và làm dự án, dải đất ven sông thuộc quyền sử dụng của doanh nghiêp. Hàng chục dự án bất động sản dọc theo dải bờ sông Sài Gòn hiện nay hoàn toàn bị chia cắt theo từng dự án. Nói một cách hình ảnh là bờ sông Sài Gòn đã bị cắt khúc, phân đoạn khá rõ ràng, 2 dự án sát vách nhau nhưng không thể thông nhau. Tiếp cận bờ sông Sài Gòn hiện nay chỉ là chuyện nội bộ của cư dân sống trong các dự án. Mỗi dự án đều “cửa đóng then cài” cổng riêng, cư dân bên ngoài không thể đi xuyên qua để tiếp cận sông. Đây là tình trạng chung của gần như tất cả các dự án bất động sản giáp sông trên địa bàn quận 2.

Mô tả ảnh

Dọc theo sông là nhà hàng quán nhậu, các công trình mọc lên mà không bị xử lý.

Cũng theo vị cựu quan chức này, dải đất 20m ven sông Sài Gòn vẫn còn đó, hiện nay muốn khôi phục lại như những ý tưởng quy hoạch lúc trước thì cần kinh phí để bồi thường cho doanh nghiệp. Nếu có kinh phí, sẽ dễ dàng làm được tuyến đường chạy dọc theo sông, kết nối vào khu đô thị mới Thủ Thiêm, lúc đó việc thụ hưởng cảnh quan sông nước không còn là câu chuyện của riêng cư dân dự án.

Vào quán nhậu mới được ngắm sông

Quận Thủ Đức chỉ đứng sau quận 2 về thụ hưởng giá trị cảnh quan ven sông Sài Gòn. Không khác tình hình ở quận 2, dọc theo bờ sông Sài Gòn trên địa bàn quận Thủ Đức cũng ken dày các dự án bất động sản và phần nhiều trong số đó đã thành hình thành hài và kịp chiếm lĩnh toàn bộ mặt sông và kịp tạo ra những lãnh địa riêng cho từng dự án.

Trước khi có các quy định mới về bảo vệ hành lang sông Sài Gòn, một loạt các công ty bất động sản thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn như Công ty Xây dựng và dịch vụ nhà đất quận 10, Công ty Phát triển nhà Phú Nhuận…và một số dự án nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên đã nhanh chân giành được các khu đất ven sông đẹp nhất trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức. Ngược lên thượng nguồn sông Sài Gòn, một số dự án bất động sản, trong đó có dự án quy mô lên đến 200ha đã kịp chiếm lĩnh gần như mặt tiền sông.

Mô tả ảnh
Vào quán nhậu mới được ngắm sông

Theo quy hoạch, dọc bờ sông từ cầu Bình Triệu đổ lên hướng trung tâm quận Thủ Đức là một hành lang 20m trong đó có đường giao thông. Sở dĩ hành lang bảo vệ sông chỉ có 20m thay vì 50m như hiện nay là vì phần lớn các dự án dọc sông trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh đã hình thành trước năm 2004. Mặc dù quy hoạch có đường ven sông nhưng thực tế hiện nay để tiếp cận các dự án này chỉ có một cách duy nhất là di chuyển từ đường Kha Vạn Cân vào theo các trục đường ngang như đường số 15, 17, 20….

Cũng giống tình hình ở quận 2, các dự án đã hình thành từ lâu nhưng đường ven sông vẫn còn nằm trên giấy, bờ sông Sài Gòn trở thành “của riêng” từng dự án. Theo ghi nhận của chúng tôi, gần như toàn bộ bờ sông trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh đã trở thành những nhà hàng quán nhậu, xây dựng kiên cố. Chúng tôi đếm được ít nhất 4 nhà hàng mang tên sông như Ven Sông, Bên Sông, Sông Xanh, Sông Trăng…Cách duy nhất để tiếp cận bờ sông là đi vào quán nhậu, đây là một sự thật đáng buồn.

Theo các quy định hiện hành, việc xây dựng trong hành lang bảo vệ sông là hành vi xâm phạm hành lang bảo vệ sông. Quy định rất chặt chẽ nhưng chẳng hiểu vì sao hàng loạt các công trình kiên cố vẫn cứ mọc lên và tồn tại như chưa từng có quy định.

Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 1: Kẻ bị cưỡng chế, người được tồn tại
Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 1: Kẻ bị cưỡng chế, người được tồn tại
(Tieudung.vn) - TP Hồ Chí Minh đặt ra mục tiêu to lớn, đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc xây dựng bờ kè trên sông Sài Gòn và sông kênh rạch nội thành. Kế hoạch này nhằm nâng cao giá trị cảnh quan sông Sài Gòn mang lại cho TP; tạo điều kiện để người dân TP được thụ hưởng những giá trị cảnh quan...

(Còn nữa)

Tags:
4 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Nhận định

Minh bạch để thị trường bất động sản hết cảnh đầu cơ
(Tieudung.vn) Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) xuất hiện nhiều bất cập, đó là việc...
 
Một cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản
(Tieudung.vn) Việc Quốc hội chấp thuận thí điểm Nghị quyết cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử...
 
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
(Tieudung.vn) Ngày 16/11 vừa qua, Công ty Phú Long chính thức khai trương Phu Long Pavilion nhằm mang đến...

Dự án – Nhà đẹp

Van Phuc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
(Tieudung.vn) Van Phuc City Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh...
 
6 ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
(Tieudung.vn) Sáng nay (ngày 20/11) tại Trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP Hồ Chí Minh) đã...
 
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
(Tieudung.vn) Ngày 16/11 vừa qua, Công ty Phú Long chính thức khai trương Phu Long Pavilion nhằm mang đến...

Phong thuỷ

Những thứ không nên đặt trong phòng khách để tránh phạm phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, phòng khách là không gian chính của ngôi nhà và là một...
 
Những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch giúp bình an, rước lộc, phúc khí vào nhà
(Tieudung.vn) Trong tháng 7 âm lịch, cần làm ngay những điều dưới đây để gia tăng dương khí cho...
 
Cách tính toán và lựa chọn tháng làm nhà theo tuổi đại cát, đại lợi
(Tieudung.vn) Chọn được ngày lành tháng tốt để làm nhà sẽ giúp cho quá trình xây dựng nhà ở...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.35284 sec| 876.203 kb