Thứ 2, 25/11/2024, 22:03 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phương Trang và khoản nợ 3000 tỷ là có thật?

Phương Trang và khoản nợ 3000 tỷ là có thật?
(Tieudung.vn) - Ngân hàng Xây dựng (CB) đã khởi kiện công ty Phương Trang, liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của công ty này với tổng vốn vay khoảng 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên phía Phương Trang lại phủ nhận thông tin trên...

Theo thông tin phát đi từ Ngân hàng Xây dựng (CB), 3.000 tỷ đồng nợ xấu này liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của Công ty xe khách Phương Trang (giai đoạn vay 2010-2011 dưới thời Ngân hàng Đại Tín (TrusBank) được nhà băng khởi kiện từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2015. Đồng thời CB cho biết, từ nay đến hết năm 2016 sẽ cũng cố hồ sơ, tiến hành khởi kiện và xử lý tài sản toàn bộ khách hàng vay thuộc nhóm Công ty Phương Trang theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của CB.

Phương Trang không thừa nhận khoản nợ với CB
Phương Trang không thừa nhận khoản nợ với CB.

                                                                Ngân hàng Xây dựng cho rằng, đây là một trong những nhóm nợ lớn, tồn đọng suốt nhiều năm qua từ thời ngân hàng còn hoạt động dưới hình thức cổ phần với hồ sơ pháp lý khá phức tạp. Các khoản vay này chủ yếu dùng để phục vụ hoạt động kinh doanh của Phương Trang, như: mua xe, đầu tư các dự án bất động sản...

 Phương trang không thừa nhận khoản nợ...

Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang (gọi tắt là công ty Phương Trang) cho rằng: Tên chủ thể doanh nghiệp được nhắc đến trong thông tin phát đi của CB là Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang là hoàn toàn sai vì Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang (FUTA Bus Lines) không có khoản vay hay bất cứ giao dịch nào với CB.

Công ty Phương Trang khẳng định là không vay, không nhận hơn số tiền 3.436 tỷ đồng thì không thể trả hơn số tiền này như các khoản ghi khống của Ngân hàng Đại Tín (nay là ngân hàng CB) trước đó.

Việc CB đưa con số 3.000 tỷ đồng được cho là nợ xấu của Phương Trang và các thành viên hợp tác kinh doanh nhưng không nói đến số tài sản trị giá hơn 14.500 tỷ đồng là tài sản hợp pháp do chính Ngân hàng Đại Tín (nay là CB) định giá tại thời điểm cho vay mà ngân hàng đang cầm giữ của Phương Trang là 1 điều bất hợp lý.

Công ty Phương Trang chỉ đang thực nợ vay 35 tỷ tại CB?

“Chúng tôi đã đề nghị giải pháp bằng cách hoán đổi tài sản bằng sổ tiết kiệm để rút tài sản thế chấp. Vì vậy, nói cho đúng là số dư nợ  3.436 tỷ của Phương Trang và các thành viên hợp tác kinh doanh không phải là nợ xấu mà là do sự cố tình gây khó khăn không thừa  nhận sai trái, không thừa nhận sự thật của một số cán bộ lãnh đạo CB”, thông cáo của Phương Trang ghi rõ.

Do đó, công ty này yêu cầu CB phải có trách nhiệm với những thông tin sai lệch và phải có hướng khắc phục hậu quả tương xứng với những thiệt hại đã gây ra cho Phương Trang. Đồng thời, công ty này yêu cầu CB phải đính chính thông tin sai lệch, xin lỗi để bảo đảm quyền lợi hợp pháp và uy tín thương hiệu cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang (đang thực vay có 35 tỷ ở CB) và Công ty Cổ Phần xe Khách Phương Trang (chủ thể vô can đến việc này).

Ngân hàng CB nói gì?

Công ty Phương Trang thực hiện vay vốn của CB từ thời ngân hàng này mang thương hiệu ngân hàng TP Đại Tín (TrustBank). Côngty Phương Trang trước khi có quan hệ tín dụng với TrustBank đang thực hiện vay vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Với mối quan hệ của chủ TrustBank lúc đó đã kéo Công ty Phương Trang về với TrustBank, bằng cách chuyển nợ của Công ty Phương Trang từ SCB về TrustBank.

Ngân hàng CB sẽ khởi kiện
Ngân hàng CB sẽ khởi kiện.

Trong những hợp đồng vay vốn của Công ty Phương Trang tại TrustBank có hợp đồng vay nợ để mua xe khách và thế chấp bằng chínhxe mua. Trong khi đó, công ty này không chỉ quan hệ tín dụng với một mình TrustBank mà với nhiều ngân hàng khác. Theo đó, nguồn thu từ vận tải hành khách của Phương Trang không chuyển hết về TrustBank.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho TrustBank, logo của ngân hàng được quảng cáo trên xe khách của Công ty Phương Trang. Chương trình này được thực hiện một thời gian cho đến khi TrustBank đổi chủ và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Một vấn đề quan trọng dẫn đến sai phạm trong cho vay, là TrustBank đã nâng giá trị tài sản đảm bảo của Công ty Phương Trang lên gấpnhiều lần giá trị thực, để nâng mức tín dụng cho vay đối với công ty này.

Để hậu thuẫn cho việc nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, Công ty Phương Trang sẽ chuyển gần 1/2 số tiền vay được cho người chủ của TrustBank lúc đó, theo phương thức quan hệ dân sự.

Theo đó, với hợp đồng tín dụng ký giữa TrustBank và Công ty Phương Trang thì công ty này nghiễm nhiên chịu trách nhiệm toàn bộ về những khoản vay đã ký, dù không được “xài” hết tiền vay.

Khi Công ty Phương Trang gặp khó khăn trong kinh doanh, không có khả năng trả nợ đầy đủ, cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai bên: chủ TrustBank – Công ty Phương Trang về khoản tiền đã chia chác.

Trước khi có thông tin “phản pháo” của Phương Trang, lãnh đạo CB khẳng định, theo hồ sơ, trong 5 năm, nhóm Phương Trang mới chi trả chưa tới 0,34% nợ gốc và chưa chi trả lãi cho bất kỳ khoản nợ nào từ đầu năm 2012 đến nay.

Ông Đỗ Tất Khá, thành viên HĐTV kiêm Phó Tổng Giám đốc Lãnh đạo cấp cao chuyên trách công tác xử lý nợ xấu của CB cho rằng: Đối với khoản nợ xấu gần 3.000 tỷ đồng tại 10 bộ hồ sơ khởi kiện, do tồn đọng từ nhiều năm qua, sau nhiều lần làm việc, không đạt kết quả như mong muốn, để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, CB bắt buộc phải đưa ra khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của CB.

Ông Khá cũng nêu quan điểm về thông tin phía Công ty Phương Trang có đề cập đến số tài sản thế chấp tại CB có giá trị lên tới 14.000 tỷ đồng không được giải tỏa, ngân hàng gây khó khăn cho họ.

“Chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp quản và xử lý các công việc của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam sau  khi thuộc sở hữu Nhà nước. Trước hết, nếu nói về quan hệ chính thức, như trên đã trao đổi, chúng tôi không biết cái gọi là Công ty  Phương Trang cụ thể là ai với mô hình hoạt động sử dụng danh xưng “Phương Trang”. Mặt khác, về tài sản thế chấp, nhóm Công ty  Phương Trang vẫn đang khai thác. Vụ việc theo hồ sơ tồn đọng từ ngân hàng cũ nhiều năm nay, nên chúng tôi chỉ thực hiện căn cứ  theo đúng quy định của pháp luật”, ông Khá nói.

Bên cạnh khoản nợ xấu khó xử lý này, điều khiến CB lâm vào tình trạng bị mua 0 đồng còn do chủ tiếp theo của CB lúc đó là ông Phạm Công Danh đã “khoét” một khoản tiền “khủng” tới 18.000 tỷ đồng, khiến cho ngân hàng này âm vốn chủ sở hữu.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.69034 sec| 867.273 kb