Thứ 6, 05/07/2024, 23:20 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách phân biệt giữa lục trà và hồng trà

Cách phân biệt giữa lục trà và hồng trà
(Tieudung.vn) - Hồng trà và lục trà là 2 loại trà đều được làm từ cây trà nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt đâu nhé.

Hồng trà là gì?

Cách phân biệt giữa lục trà và hồng trà

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Hồng trà còn được biết đến với tên gọi khác là “trà đen” (black tea). Giống như tất cả các loại trà khác, hồng trà được làm từ lá và búp cây chè tươi, tên khoa học là Camellia Sinensis. Để làm hồng trà, lá trà được lên men toàn phần trước khi chế biến và sấy khô.

Quá trình này làm cho trà khi pha ra có nước màu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ, điều này cũng giải thích cho tên gọi của trà. Hồng trà có hương vị đậm đà, mùi thơm ngọt ngào và vị chát dịu.

Được phát hiện ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 17, hồng trà là loại trà đầu tiên du nhập vào châu Âu và Trung Đông. Thành công thương mại của hồng trà ở phương Tây đã dẫn đến việc sản xuất quy mô lớn ở Trung Quốc. Theo thời gian, sản xuất hồng trà đã lan sang Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya, sau đó là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Rwanda, Brazil và các quốc gia khác.

Ở Trung Quốc, hồng trà được gọi là hong cha (hoặc trà đỏ) do nước cốt trà sau khi hãm có màu nâu đỏ hoặc hồng ngọc. Tuy vậy, trong khi trà đen rất phổ biến ở các nước phương Tây thì người phương Đông lại ưa chuộng hơn.

Lục trà là gì?

Lục trà hay còn gọi là trà xanh được tạo ra với mục đích giữ lại hương vị trà tươi nhất có thể. Một số loại trà xanh được biến tấu sang các loại trà bằng cách ướp thêm hương vào như: trà sen, trà lài, trà sâm dứa,... rất phổ biến tại miền Nam nói riêng và đối với người Việt nói chung.

Người hái trà sẽ lựa chọn những lá non khi thu hoạch, sau đó sẽ cho các lá trà qua công đoạn hấp, đảo đều và sấy khô, điều này dẫn đến mùi vị của lục trà thường sẽ có mùi cháy và có vị hơi chát.

Sở dĩ lục trà có màu xanh hoặc vàng là do trong quy trình tạo ra lục trà không có công đoạn oxy hóa, cho nên màu của lục trà vốn là màu nguyên thủy ra từ lá trà xanh.

Sự khác nhau của hồng trà và lục trà?

Như vậy, lục trà và hồng trà là hai loại trà được làm từ cùng một loại cây trà. Tuy nhiên, do cách chế biến khác nhau mà chúng có những đặc điểm riêng biệt:

Lục trà sau khi pha sẽ có màu sắc xanh hoặc đen

Về màu sắc lá trà: Trà đen có màu đen sậm, còn trà xanh có màu xanh hoặc xanh đen.

Về màu sắc nước trà: Lục trà có màu xanh hoặc vàng, còn hồng trà có màu hồng hoặc hổ phách.

Về hương vị trà: Hồng trà có vị chát, đậm đà hơn, trong khi đó lục trà có vị chát nhẹ, hơi ngọt và dịu hơn.

Về quy trình chế biến: Lục trà sẽ được sấy khô ngay sau khi hái trà về. Hồng trà sẽ được oxy hóa hoàn toàn sau đó mới sấy khô.

Về nguồn gốc, xuất xứ: Cả hai đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng thời gian phát hiện ra trà xanh sớm hơn nhiều so với trà đen.

Về thị phần: Trà xanh được sử dụng phổ biến ở Phương Đông, trong khi trà đen lại được ưa chuộng ở các nước phương Tây.

Lượng caffeine: Thông thường, hồng trà có lượng caffeine cao hơn so với trà xanh.

Nhiệt độ pha trà: Có thể sử dụng nước đun sôi để nguội khoảng 80 độ để pha trà xanh. Nhưng với hồng trà thì nhiệt độ tốt nhất để pha sẽ từ 90 độ.

Cách pha hồng trà

Hồng trà nên được pha ở nhiệt độ khoảng 90 đến 100 độ C. Vì chỉ ở nhiệt độ cao này thì mới đủ chiết xuất được toàn bộ các thành phần hoá học của hồng trà. Hồng trà thường ít kén nước pha hơn so với lục trà. Nên bạn có thể dùng nước máy hay nước đóng chai gì đều được. Hồng trà cũng nên được ngâm ở thời gian lâu hơn lục trà. Khoảng từ 3 đến 5 phút đối với cách pha thông thường.

Cách pha lục trà

Lục trà nên được pha ở nhiệt độ khoảng 70 đến 80 độ C. Vì ở nhiệt độ quá cao thì các thành phần có vị đắng chát như tannin và caffeine sẽ thoát ra nhiều. Khiến trà đắng và chát hơn. Ngoài ra thì một số loại lục trà sản xuất ở Việt Nam thường được vò nhiều. Lớp biểu bì của lá trà bị rách nhiều. Thế nên không cần nước pha có nhiệt độ quá lớn để pha trà. Lục trà nên được ngâm ở khoảng thời gian từ 2-3 phút theo cách pha thông thường.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.26682 sec| 825.578 kb