Cho thêm chanh hoặc giấm
Nếu lỡ nêm quá tay khiến nồi canh bị mặn, bạn chỉ cần vắt thêm ít chanh hoặc cho vài giọt giấm vào nồi canh sẽ trung hòa vị mặn của món canh.
Lưu ý: Không nên cho quá nhiều chanh hoặc giấm vì nó sẽ ảnh hưởng đến hương vị của canh.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cho lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng gà là nguyên liệu thường xuyên có trong căn bếp mỗi gia đình, hơn thế nó giúp chị em chữa vị mặn của canh rất hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Cho một lòng trắng trứng gà sống vào nồi canh, đun cho canh sôi lại. Lòng trắng chín rồi bông lên sẽ hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt bớt. Sau đó, nếu không muốn có trứng trong canh, dùng muôi vớt bỏ lòng trắng ra.
- Với canh xương, hoặc canh thập cẩm, dùng muôi thủng vớt các loại "cái" trong canh ra ngoài rồi cho lòng trắng trứng gà vào, đun sôi trong 15 phút. Sau đó, vớt hết trứng nổi lên trên bề mặt nước canh rồi lại cho "cái" vào đun lại đến khi ăn. Cách này sẽ giúp cho canh giảm độ mặn và không còn gợn của lòng trắng trứng gà.
Sử dụng khoai tây sống
Với những món hầm hay súp bị quá mặn, bạn hãy sử dụng khoai tây. Bạn gọt vỏ của củ khoai tây, rồi cắt thành từng lát dày, sau đó thả vào trong nồi khoảng 10 - 15 phút.
Khi ăn, bạn hãy vớt những lát khoai tây đó ra. Khoai tây đã hút bớt lượng muối, khi đó món ăn sẽ không còn bị mặn nữa đâu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa mặn cho món canh dưới đây:
Đối với những món ăn có thành phần từ sữa như phô mai, kem tươi, cà ri béo thì giảm độ mặn của chúng bằng cách thêm sữa chua không đường vào.
Nếu sau khi đã dùng một trong những cách trên nhưng món canh vẫn chưa giảm được độ mặn đáng kể bạn mới nên dùng đến biện pháp thêm nước vào canh. Bởi thực tế, khi cho thêm nước vào sẽ làm món canh bị loãng và không còn được ngon.