Thứ 5, 21/11/2024, 22:00 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách phòng ngộ độc do vi khuẩn E.Coli trên rau sống

Cách phòng ngộ độc do vi khuẩn E.Coli trên rau sống
(Tieudung.vn) - Tình trạng ngộ độc E. Coli thường xảy ra khi bạn sử dụng các loại rau không an toàn.

Vi khuẩn E.Coli là gì?

Cách phòng ngộ độc do vi khuẩn E.Coli trên rau sống

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

E.Coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) của con người và động vật.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, E.Coli bao gồm một nhóm vi khuẩn đa dạng. Sáu loại bệnh có liên quan đến tiêu chảy và được gọi chung là E.Coli gây tiêu chảy:

E.Coli sinh độc tố Shiga (STEC) - STEC cũng có thể được gọi là E.Coli sinh độc tố Verocytotoxin (VTEC) hoặc E.Coli gây xuất huyết ruột (EHEC). Kiểu bệnh này là kiểu thường liên quan đến các vụ bùng phát do .
Enterotoxigen E.Coli (ETEC)

Enteropathogen E.Coli (EPEC)

Enteroaggregative E.Coli (EAEC)

Xâm lấn ruột E.Coli (EIEC)

E.Coli bám dính lan tỏa (DAEC

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù, hầu hết các chủng E.Coli đều vô hại (đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan) nhưng một số chủng có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Một số chủng, chẳng hạn như E.Coli sản xuất độc tố Shiga (STEC) có thể gây ra bệnh truyền qua thực phẩm nghiêm trọng. Vi khuẩn được truyền sang người chủ yếu thông qua việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm như các sản phẩm thịt xay sống hoặc nấu chưa chín, sữa tươi, rau sống và rau mầm bị ô nhiễm…

Triệu chứng nhiễm E.Coli sinh độc tố Shiga

Các triệu chứng của bệnh do STEC gây ra bao gồm đau quặn bụng và tiêu chảy, trong một số trường hợp có thể tiến triển thành tiêu chảy ra máu (viêm đại tràng xuất huyết). Sốt và nôn mửa cũng có thể xảy ra. 

Thời kỳ ủ bệnh có thể từ 3 đến 8 ngày, trung bình là 3 đến 4 ngày. Hầu hết bệnh nhân hồi phục trong 0 ngày, nhưng ở một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân (đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi), nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh đe dọa tính mạng, chẳng hạn như hội chứng tan máu tăng urê huyết (HUS). HUS được đặc trưng bởi suy thận cấp, thiếu máu tán huyết và giảm tiểu cầu (tiểu cầu trong máu thấp).

Người ta ước tính rằng có tới 10% bệnh nhân bị nhiễm STEC có thể phát triển HUS, với tỷ lệ tử vong trong trường hợp từ 3 đến 5%. Nhìn chung, HUS là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận cấp ở trẻ nhỏ. Nó có thể gây ra các biến chứng thần kinh (như co giật, đột quỵ và hôn mê) ở 25% bệnh nhân HUS và di chứng thận mạn tính, thường nhẹ, ở khoảng 50% số người sống sót.

Những người bị tiêu chảy ra máu hoặc đau bụng dữ dội cần đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh không phải là một phần của việc điều trị bệnh nhân mắc bệnh STEC và có thể làm tăng nguy cơ hội chứng tan máu tăng urê huyết tiếp theo.

Cách phòng tránh ngộ độc do vi khuẩn E.Coli trên rau sống

Vi khuẩn E.Coli thường sống và sinh sản trong ruột già của cơ thể người và động vật, theo đường tiêu hóa thải ra ngoài và khả năng gây bệnh rất đa dạng: gây nhiễm khuẩn đường tiểu; với cơ thể yếu gây nhiễm khuẩn máu; gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh; gây tiêu chảy nặng. Loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín. Đối với rau sống, không thể nấu chín, người cần sơ chế đúng cách.

Để phòng tránh việc các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn khi ăn rau sống cũng như rau xanh trước khi mua cũng như khi sơ chế, chế biến bữa ăn tại nhà, cần tìm hiểu một số hướng dẫn cụ thể trên trang thông tin điện tử chính thống để thực hành hợp vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đưa ra một số biện pháp để tránh ngộ độc khi sử dụng rau ăn sống như sau:

- Khi mua sản phẩm tươi sống, không nên để các sản phẩm ăn sống với các loại thịt cá tươi sống cần phải nấu chín lẫn chung với nhau mà phải tách các sản phẩm ăn sống và sản phẩm cần nấu chín. Các thực phẩm tươi sống đều chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút, nếu để chung các sản phẩm sống và các sản phẩm chín thì mầm bệnh từ thực phẩm sống sẽ nhiễm sang thực phẩm chín.

- Khi mua rau nên lựa chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, dập nát hay héo úa.

Nên chọn các sản phẩm có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm, sử dụng các sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu uy tín, các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn đã được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận (VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ISO 22000, Logo chuỗi thực phẩm an toàn…)

- Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại rau ăn sống, chúng ta cũng cần phải rửa rau từng lá, nhiều lần dưới vòi nước máy, sau đó ngâm rau trong nước có pha chút muối ăn hoặc một lượng nhỏ thuốc tím (mua ngoài tiệm thuốc tây) có khử trùng một số loại vi sinh vật gây hại còn bám trên bề rau tươi.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.19729 sec| 822.813 kb