Thứ 7, 19/10/2024, 14:32 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc đơn giản mà hiệu quả

Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc đơn giản mà hiệu quả
(Tieudung.vn) - Chanh, muối, giấm và mật ong... là những nguyên liệu đơn giản có sẵn trong bếp nhưng lại có khả năng loại bỏ nấm mốc trên đũa gỗ vừa an toàn vừa tiện dụng.

Tác hại khi sử dụng đũa gỗ bị mốc

Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc đơn giản mà hiệu quả

Sử dụng đũa mốc gấy nhiều tác hại tới sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet

Đũa gỗ được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như tre, dừa, gỗ mun nên dễ bị ẩm ướt. Nếu bảo quản trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ dễ dàng xuất hiện các loại vi khuẩn như cầu tụ vàng và E Coli. Vì vậy, nếu không vệ sinh và bảo quản tốt đũa gỗ trong quá trình sử dụng thì đũa mốc sẽ tiết ra chất Aflatoxin B1 gây ung thư hoặc ngộ độc mãn tính cho người dùng.

Theo các nghiên cứu khoa học, Aflatoxin B1 là một trong những nhóm chất độc gây gan ở con người. Những người bị ngộ độc khi nhiễm loại chất độc nấm mốc ở đũa gỗ hoặc thớt gỗ có các triệu chứng như nôn ói, sưng phổi, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong do não và tim bị phù.

Ngoài ra, các loại đũa gỗ kém chất lượng nếu không được áp dụng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc đúng cách cũng có thể trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng phát triển. Sự phát triển của những loài gây hại này sẽ gây ngộ độc nguy hiểm cho đường tiêu hóa với những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc nặng hơn có thể dẫn tới tử vong ngay lập tức. 

sạch đũa gỗ nhanh chóng mà hiệu quả

Dùng chanh

Chanh là một trong những nguyên liệu phổ biến có thể dùng để làm sạch nhiều góc trong nhà bếp và nó cũng có khả năng làm sạch được những vết mốc bám trên đũa gỗ.

Để làm sạch đũa gỗ bằng chanh, đầu tiên cần vắt nước cốt chanh sau đó pha loãng với nước sôi. Tiếp đó, cho đũa vào dung dịch vừa pha loãng ngâm khoảng 10 đến 15 phút, nếu thấy nước nguội hãy đổ thêm nước sôi vào.

Sau khi ngâm xong, lấy đũa ra và dùng khăn bông lau sạch, tiếp đó phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi đũa thật khô rồi mới đem vào cất.

Muối ăn

Muối có khả năng loại bỏ được các vết ẩm mốc bám trên bề mặt gỗ rất tốt. Cách làm sạch vết ẩm mốc bám trên đũa gỗ bằng muối ăn rất đơn giản.

Đầu tiên, bạn hãy bắc một nồi nước lên bếp sau đó cho một chút muối trắng vào. Tiếp theo cho những đôi đũa bị mốc vào rồi bật bếp, đun sôi khoảng 5 phút.

Sau khi đun sôi xong, vớt đũa ra và dùng khăn sạch lau khô rồi phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày.

Giấm và mật ong

Sự kết hợp giữa giấm và mật ong không chỉ giúp chúng ta làm sạch được các vết mốc trên đũa mà còn giúp cho đũa trông sáng bóng hơn.

Cách làm rất đơn giản: Cho mật ong và giấm vào một bát nước to rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan. Tiếp đó, dùng một cái khăn sạch và nhúng vào hỗn hợp, vắt cho khăn còn hơi ẩm rồi bắt đầu lau lên đũa gỗ cho đến khi vết nấm mốc không còn nữa làm xong.

Sau khi lau đũa bằng hỗn hợp giấm và mật ong xong, mọi người hãy nhớ phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi đũa thật khô nhé!

Baking soda

Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc đơn giản mà hiệu quả

Baking soda có rất tốt trong việc tẩy mốc và làm sáng bóng đồ dùng bằng gỗ. Nguồn ảnh: Internet

Baking soda có tác dụng rất tốt trong việc tẩy mốc và làm sáng bóng đồ dùng bằng gỗ.

Trộn đều hỗn hợp baking soda và nước cốt chanh rồi bôi hỗn hợp lên đũa gỗ sau đó đem phơi dưới nắng khoảng 30 phút.

Sau khi phơi xong, rửa sạch đũa với nước nóng, phơi khô rồi cất vào giỏ đựng.

Những chú ý sử dụng đũa gỗ đúng cách an toàn

Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng

Đũa gỗ có nguyên liệu từ tự nhiên dễ bị ẩm do đó nếu tiếp xúc với thức ăn quá lâu mà gặp thời tiết nồm sẽ nhanh chóng sản sinh ra vi khuẩn và nấm mốc. Để nhận biết đũa gỗ bị mốc, bạn có thể kiểm tra trên thân. Nếu xuất hiện các chấm đen hoặc có vị chua rõ rệt chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, bị nấm mốc. Do đó, ngay sau khi ăn xong bạn cần rửa sạch, tránh để ngâm nước quá lâu hoặc qua đêm.

Thay đũa định kỳ

Nhiều gia đình sử dụng đũa quanh năm mà không có ý định thay bởi vì không có nhu cầu hoặc vẫn dùng rất tốt. Mặc dù vẫn áp dụng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc một cách thường xuyên trong năm, song đũa sau khoảng 3-6 tháng vẫn nên thay một lần để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. 

Ngoài ra, nếu đũa chuyển sang màu đậm dần hoặc nhạt dần dù đang sử dụng tốt hàng ngày thì vẫn nên đổi mới bởi vì sau một thời gian sử dụng mức độ an toàn của vật dụng này đã giảm.

Khử trùng thường xuyên

Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc một cách triệt để nhất chính là khử trùng thường xuyên với các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong bếp. Với muối bạn có thể pha với nước sau đó bỏ tất cả đũa vào nồi đun sôi cùng trong vòng 5 phút. Sau đó lấy ra dùng khăn khô lau sạch và để phơi dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày để bên trong khô hoàn toàn.

Bên cạnh đó, nếu không thích đun sôi, bạn cũng có thể dùng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc với baking soda. Baking soda có tính khử khuẩn cao và an toàn cho cả gia đình. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp baking soda và nước cốt chanh với nhau sau đó thoa đều lên đũa gỗ và các dụng cụ bằng gỗ trong gia đình. Phơi nắng trong nửa tiếng, rửa lại với nước nóng và để ráo nước là xong.

Trên đây là cách làm sạch đũa gỗ bị mốc bạn không thể bỏ qua. Hãy lưu ý vệ sinh những đôi đũa cũng như các thiết bị nhà bếp thật sạch sẽ để đảm bảo chất lượng bữa ăn và sức khỏe cả gia đình nhé.  

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33008 sec| 835.219 kb