Thứ 2, 25/11/2024, 03:10 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cảnh giác với chiêu trò ''Click vào link nhận lì xì'' dịp đầu năm

Cảnh giác với chiêu trò ''Click vào link nhận lì xì'' dịp đầu năm
(Tieudung.vn) - Theo Cục ATTT, tình trạng lừa đảo trực tuyến diễn ra phức tạp trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Một số hình thức lừa đảo phổ biến trong giai đoạn này gồm tặng lì xì, dùng trí tuệ nhân tạo (AI) giả hình ảnh, giọng nói nhằm chiếm đoạt tài sản.

Chiêu trò "Click vào link nhận lì xì"

Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng hình thức mừng tuổi để giả mạo người quen của nạn nhân và gửi những chiếc lì xì điện tử ảo qua MXH hoặc nền tảng nhắn tin (thường là các đường dẫn liên kết). Nếu người dùng nhấp vào các liên kết, họ có thể vô tình cung cấp thông tin cá nhân và trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Ngoài ra, các đối tượng dùng thủ đoạn nhắn tin thông báo nhận tiền lì xì đầu năm của ngân hàng nhưng thực chất là các tin nhắn giả mạo, lừa đảo.

Cảnh giác với chiêu trò ''Click vào link nhận lì xì'' dịp đầu năm

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Trong nội dung các tin nhắn có kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo (có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng). Nhiều người cả tin muốn nhận quà "lì xì" nên đã nhanh chóng làm theo chỉ dẫn, truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn. Lúc này, hệ thống sẽ tự động hiển thị trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự của ngân hàng và yêu cầu điền các thông tin như số , mật khẩu. Khi nhập các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản ngân hàng của người dân.

Để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò này, người dùng nên xác thực danh tính của người gửi trước khi nhận những phong bao lì xì này.

Ngoài ra, cần cẩn trọng và tỉnh táo để nhận biết dấu hiệu đáng ngờ trong các tin nhắn như lỗi chính tả, giả mạo thương hiệu hoặc ưu đãi quá lớn.

Người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VNeID, mã OTP, CCCD, số tài khoản ngân hàng... cho bất cứ ai dưới mọi hình thức. Không làm theo hướng dẫn từ số điện thoại lạ.

Đại diện Meta còn khuyến cáo người dùng thiết lập xác thực 2 bước để bảo vệ tài khoản, giảm nguy cơ bị xâm nhập trái phép.

Sử dụng AI giả mạo hình ảnh, giọng nói

Gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các cuộc lừa đảo tài chính sử dụng Deepfake và có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI). Ngay khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.

Các đối tượng sử dụng AI để tạo sẵn một đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản Facebook (Deepfake). Khi được yêu cầu gọi điện video call để chứng thực, đối tượng đồng ý nhận cuộc gọi nhưng sau đó nhanh chóng ngắt kết nối để tránh bị phát hiện.

Trước tình trạng trên, Cục ATTT cảnh báo người dùng đặc biệt cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân (CCCD, tài khoản ngân hàng, OTP...) cho người khác dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại, mạng hoặc website có dấu hiệu lừa đảo. Khi nhận tin nhắn yêu cầu cho vay, chuyển tiền, người dùng nên gọi điện hoặc dùng kênh liên lạc khác để xác nhận với chủ tài khoản.

Bùng phát hoạt động mê tin dị đoan trên mạng

Trên các nền tảng MXH như Facebook, Tiktok hay các website, hàng loạt các cá nhân giả mạo sư thầy, thầy bói,... xuất hiện tạo một " tâm linh" phủ đầy trên không gian mạng. Mỗi hội nhóm có thể lên tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia.

Mê tín dị đoan là khái niệm chỉ việc đặt niềm tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên, không có cơ sở khoa học, như tin vào , chữa bệnh bằng phù phép, thỉnh bùa cầu may… Khi nhiều người dân tin tưởng một cách mù quáng vào vận may rủi, tạo ra nhiều cơ hội cho những đối tượng lợi dụng hình thức tâm linh online trục lợi, lừa đảo, khiến giá trị của tâm linh cũng bị biến tướng theo.

Lừa đảo chiếm đoạt trùng tên tài khoản ngân hàng

Cách thức lừa đảo của đối tượng được tiến hành ngược lại với suy đoán của nhiều người bị hại. Đầu tiên, đối tượng sẽ tìm cách sở hữu các tài khoản ngân hàng với người đứng tên bất kỳ thông qua đi thuê lại các tài khoản ngân hàng của sinh viên hoặc của người ở quê. Hoặc, đối tượng sử dụng CCCD của người khác để đăng ký mở tài khoản ngân hàng online từ xa. Nguồn CCCD có thể thu thập từ giấy tờ bị mất, đánh cắp hoặc mua bán thông tin cá nhân trên mạng.

Tiếp đó, đối tượng sẽ đi tìm người có tên trùng với tài khoản trên MXH, thực hiện hành vi hack thẳng tài khoản Facebook, gửi link vào tin nhắn để cài cắm , gửi email chứa link dẫn đến web cướp tài khoản… Khi nạn nhân sập bẫy, đối tượng sẽ nhanh chóng cướp tài khoản Facebook và nhắn tin mượn tiền hoặc tung tiếp các đường dẫn dụ dỗ thêm các nạn nhân khác bằng Facebook của người bị hại.

Giả danh quân nhân chiếm đoạt tài sản

Gần đây, các cơ quan chức năng cho biết, tại nhiều địa bàn xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến với thủ đoạn mới: mạo danh, giả danh quân nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Cục Chính trị Quân khu 7, tính từ tháng 7/2023 đến nay, trên địa bàn đã phát hiện 75 vụ việc mạo danh, giả danh cán bộ, nhân viên quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên thực tế, các cơ quan, đơn vị không làm việc qua điện thoại, vì vậy người dân cần bình tĩnh, cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu, đồng thời cần kịp thời thông báo với cơ quan chức năng để có hướng giải quyết, tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.01180 sec| 789.516 kb