Thứ 6, 22/11/2024, 07:42 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cẩn thận 'rước họa vào thân' từ trà sữa Thái 'handmade'

Cẩn thận 'rước họa vào thân' từ trà sữa Thái 'handmade'
(Tieudung.vn) - Khá ngon và phổ biến - trà sữa Thái đang là thức uống được giới trẻ yêu thích. Tuy nhiên, cần cẩn trọng bởi nguồn gốc của bột trà Thái.

Thời gian qua, trà sữa Thái Lan xanh - đỏ đã và đang ồ ạt thu hút sự quan tâm của người dùng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Sức hút của thức uống thơm ngon này cũng vì thế kéo theo các loại hình kinh doanh trên mạng mang tên trà sữa Thái handmade.

Bạt ngàn bột không rõ nguồn gốc

Quan sát quanh khu vực các trường học, những hàng quán kinh doanh đồ ăn vặt nhan nhản trưng tấm biển ghi "Trà sữa Thái Lan" với mức giá từ 10-25 ngàn đồng/chai (500ml).

Món đồ uống nhập ngoại này thời gian qua đã trở thành thức uống yêu thích của người mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Mô tả ảnh
Trà sữa Thái xanh được đóng vào chai nhựa tái sử dụng và bán trên mạng .

"Cơn sốt" mang tên Trà Thái cũng theo đó khiến hoạt động kinh doanh mặt hàng này "nở rộ". Theo quan sát của PV báo NĐT, loại trà sữa Thái Lan này có hai màu xanh, đỏ đặc trưng, tuy nhiên phổ biết nhất là trà Thái xanh với hương vị thơm ngon hợp khẩu vị nhiều người.

Hỏi thăm ở nhiều chợ đầu mối lớn tại thành phố Hà Nội, bột trà xanh được bán ở hầu hết các chợ, cửa hàng bán nguyên liệu làm đồ ngọt.

Tại chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội), chúng tôi nhận được lời đon đả của người bán hàng: "Bột trà xanh có hai loại, của Nhật và Trung Quốc. Nếu sử dụng ở nhà thì có loại 150.000/kg, còn nếu pha chế để bán thì mọi người hay mua loại của Trung Quốc 90.000/kg cho... tiết kiệm. Các cửa hàng trà sữa thường dùng loại này. Cả hai đều bảo đảm là hàng chuẩn".

Rồi sau đó chủ cửa hàng đưa cho chúng tôi những gói bột màu xanh đậm được đóng gói trong bao ni lông không nhãn mác, còn chia ra đóng thành những gói nhỏ hơn cho khách mua dùng thử. Mở ra ngửi thì loại bột này có mùi hắc, một số chỗ vón cục vì đóng trong bao ni lông hở ngoài thời tiết .

Mô tả ảnh
Các gói bột trà xanh không nhãn mác được đóng gói bán sẵn ngoài chợ với giá rẻ chỉ bằng 1/3 loại bột nhập ngoại.

Trước băn khoăn của PV về vô vàn loại giá của bột trà xanh, chị T.B.Châu (29 tuổi, Ba Đình, Hà Nội), chủ một cửa hàng trà sữa trên phố Giảng Võ : "Tôi thường xuyên nhập bột trà xanh về để làm trà sữa. Tuy nhiên bột trà sữa Thái do tôi trực tiếp mua tại Thái Lan cũng đã có giá khoảng 300.000 đồng/kg chứ không hề rẻ như vậy. Bao bì cũng có nhãn mác đầy đủ, do chính mình xách tay về nên yên tâm.

Còn loại bột trà xanh matcha của Nhật Bản thì có giá đắt hơn, khoảng hơn 400.000 đồng/kg. Bột hàng nhập chuẩn luôn thơm mùi trà với độ hắc vừa phải. Những loại bột giá rẻ trên không rõ nguồn gốc chỉ có thể là hàng Trung Quốc có màu xanh đậm nhìn khá dại, mùi hắc và khi pha chế không hề có độ thơm dịu nhẹ của trà".

Về tình hình kinh doanh các loại đồ uống bạt ngàn trên mạng xã hội, PGS. TS Trần Hồng Côn (Khoa Hoá học, ĐHKHTN-ĐHQG HN) nhận định: "Hầu hết các loại bột pha chế nước giải khát đều sử dụng một lượng phẩm màu nhất định. Thậm chí ở những loại không rõ nguồn gốc, nhiều nơi còn sử dụng màu công nghiệp cho tiết kiệm chi phí.

Điều này gây nguy hại cho người dùng vì các chất này có thể gây ngộ độc tuỳ mức độ sử dụng, nếu dùng lượng lớn trong thời gian dài có khả năng gây ung thư. Người tiêu dùng thường tin tưởng vào những mặt hàng kinh doanh được quảng cáo là handmade (tự làm - PV) tại nhà vì đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người lợi dụng xu thế này kinh doanh đồ uống sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để trục lợi, chúng ta nên cân nhắc và tìm cho mình địa chỉ tin cậy để không mắc những nguy hại khó nói".

Hiểm hoạ rước hàng tá bệnh vì... trà sữa đựng trong chai nhựa

Thị trường trà sữa Thái các loại đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết không chỉ ở các hàng quán mà còn gây "bão" mạng khi hàng loạt cá nhân tự làm và kinh doanh mặt hàng này trên mạng xã hội. Chỉ cần gõ cụm từ "trà sữa Thái Lan", ai cũng dễ dàng tìm được một địa chỉ Facebook sẵn sàng chuyển hàng đến tận nơi cho khách.

Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh của họ ngày càng chuyên nghiệp khi luôn có số lượng lớn chai nhựa đóng trà sữa chuyển đi mỗi ngày.

Mô tả ảnh
Các quán chuyên trà sữa Thái “mọc” nhan nhản bày bán ngoài vỉa hè với giá bèo.

Liên hệ với một cá nhân chuyên bán trà sữa trên mạng, người này đảm bảo nguyên liệu của họ chuẩn xách tay từ Thái Lan, chai nhựa nhập sạch sẽ đã qua khử trùng, hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Thế nhưng theo quan sát của PV, chai nhựa mà những người kinh doanh này dùng khá giống các chai nước khoáng đã bóc hết nhãn mác và được tái sử dụng.

Bạn Châu, chủ cửa hàng trà sữa chia sẻ lí do vì sao trà sữa Thái đem đến lợi nhuận khá "hời" cho người bán: "Loại trà sữa này pha chế rất dễ dàng. Người uống thường sử dụng cùng thạch trà xanh, rau câu ăn kèm. Chỉ cần mua một gói bột trà hàng chuẩn, đun nước sơ chế cùng đường, sữa đặc, gói làm thạch và nước là đã có thể cho ra sản phẩm. Một gói bột trà xanh 200g có thể làm được 30 lít trà sữa cả thạch".

Viện khoa học Canada công bố nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, gần 50% số các chai nhựa tái sử dụng được đưa vào thí nghiệm vẫn nhiễm khuẩn nặng nề dù đã khử sạch qua nước sôi hoặc khử trùng.

Cụ thể, các mẫu nước học sinh đựng trong chai nhựa tái sử dụng có mức độ vi khuẩn vượt mức cho phép. Nguyên nhân được cho là do vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong nhiệt độ bình thường ở thời gian dài.

Giới khoa học cũng đã chứng minh rằng chất BPA trong nhựa có thể gây ra các biến sắc thể với thai nhi gây nên các khuyết tật bẩm sinh. Còn ở trẻ con, các chất hoá học trong nhựa để lâu cũng gây rối loại hormone ở trẻ làm xuất hiện hiện tượng dậy thì sớm. Nếu sử dụng nước trong chai nhựa chất lượng thấp có thể tăng nguy cơ mắc tiền liệt tuyến, ung thư vú và suy giảm chức năng sinh sản.

Thiết nghĩ "có cầu ắt có cung", món đồ uống được ưa chuộng này có nguyên liệu khá kinh tế lại dễ làm nên ai cũng đổ xô đi bán trà sữa Thái online. Là , mỗi cá nhân nên nhận thức đúng đắn để lựa chọn cho mình loại an toàn nhất, tránh "sa lưới" lạm dụng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc để rước hoạ vào thân.

Theo Phương Hà (Người đưa tin)

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật tiêu dùng

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
Phát hiện 02 cơ sở buôn bán thực phẩm bổ sung và thức ăn chăn nuôi giả
(Tieudung.vn) Mới đây, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã phát hiện 02 cơ sở buôn...
 
Đồng Nai: Thịt heo bị bệnh chết được làm giò chả bán khắp miền Tây
(Tieudung.vn) Hàng tấn thịt heo bệnh, chết bốc mùi hôi thối được những cơ sở giết mổ trái phép...

Chống hàng giả

Thu hồi thuốc Prednisolon 5mg do không đạt chất lượng
(Tieudung.vn) Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh,...
 
Phát hiện đồng hồ, túi xách có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu ở chợ Bến Thành
(Tieudung.vn) Ngày 1/11, thông tin từ lực lượng quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn...
 
Yêu cầu tạm dừng bán, lưu thông sản phẩm Babistar ZinC
(Tieudung.vn) Cục An toàn thực phẩm vừa đề nghị dừng lưu thông lô thực phẩm chức năng Babistar ZinC...

Cảnh báo

Mạo danh nhân viên điện lực yêu cầu thanh toán tiền điện vào link/APP giả mạo
(Tieudung.vn) Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác với những...
 
Nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn thực phẩm tái sống
(Tieudung.vn) Thói quen ăn rau sống, thực phẩm tái sống là nguyên nhân của tình trạng nhiễm giun sán,...
 
Cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến phổ biến trên không gian mạng
(Tieudung.vn) Dưới đây là 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến phổ biến trên không gian mạng Việt Nam...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.83842 sec| 874.719 kb