Thứ 5, 23/03/2023, 05:25 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cam thảo - Có nên sử dụng hàng ngày?

Cam thảo - Có nên sử dụng hàng ngày?
Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được?

Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?

Có nên sử dụng liên tục?

Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 - 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Cam thảo - Có nên sử dụng hàng ngày?
Không nên uống nước cam thảo hàng ngày thay nước lọc. Ảnh:M.H

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Cam thảo - Có nên sử dụng hàng ngày?
Không nên kết hợp nhân trần  và cam thảo.

Phải rất thận trọng khi dùng

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ , nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo... thay nước lọc.

Tags:
Theo suckhoedoisong.vn
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật tiêu dùng

Thực phẩm bẩn vẫn hoành hành
(Tieudung.vn) Vì lợi nhuận, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng vẫn tìm mọi cách tuồn thực...
 
“Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023” có gì nổi bật?
(Tieudung.vn) Với chủ đề “Thông tin minh bạch Tiêu dùng an toàn”, Ngày Quyền của Người tiêu dùng...
 
Lạng Sơn: Thu giữ gần 10 tấn thịt trâu ôi thiu đang trên đường đi tiêu thụ
(Tieudung.vn) Ngày 14/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn cho biết, thông qua công tác nghiệp...

Chống hàng giả

Bộ GTVT yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm vận chuyển hàng lậu, hàng giả
(Tieudung.vn) Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Công văn số 2600/BGTVT-VT gửi các cơ quan, đơn vị...
 
Mạnh tay trước hàng giả: Giải pháp hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng
(Tieudung.vn) Để đấu tranh với hàng giả trên môi trường mạng, Bộ Công Thương đã giao Tổng cục QLTT...
 
TP Hồ Chí Minh: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Nike, Adidas, Dior, Rolex, Chanel
(Tieudung.vn) Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết vừa kiểm tra đồng loạt hàng...

Cảnh báo

Hủy toàn bộ lô thuốc tuyến giáp Levosum vi phạm chất lượng
(Tieudung.vn) Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với...
 
Cảnh báo: Gần 20 loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật
(Tieudung.vn) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cảnh báo nhiều loại thực phẩm chức năng bị...
 
Thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc Prednison 5mg
(Tieudung.vn) Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định về việc thu hồi giấy đăng ký...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Đức

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.27054 sec| 851.734 kb